Trên diễn đàn đã từng có các bài viết nói đến hàng hóa Made in China, đa phần là hàng tiêu dùng (consumer goods). Hôm nay, nhân việc báo chí đưa số liệu thống kê, mình tạm đưa thêm 1 loại hàng hóa đặc biệt hơn: các gói thầu tại Việt Nam… cái này gọi là “governmental goods”.
Và cũng xin nhắc lại là chúng ta nên nhìn về góc độ kinh tế nhé, các bác cho em xin cái khoản chính trị giấu vào lòng để chúng ta trao đổi mà không phạm nội quy nhé!
Chữ *khác *trong nháy nháy có bao gồm chân dài không cụ ơi. Nói chuyện mà thiếu món này, khô khan chả có vẹo gì. Mình cứ suốt ngày hút hút cái gì đó, không thấy hút chân dài sang mấy.
Bác cứ đùa em, chân dài bên đó còn không đủ phục vụ thị trường nội địa do chế độ 1 con + trọng nam + mốt đại gia có bồ… Rất nhiều thanh niên TQ sang VN (& nước khác) làm ăn mà hỏi họ chuyện bạn gái, vợ con… thì chả có gì nói… tính ra thanh niên VN mình còn sướng chán.
Qua các bài viết trên báo cũng như thực tế được làm việc với các công ty TQ, mình vẫn phải công nhận là giá (cost) của họ vô địch, rẻ không thể rẻ hơn được. Một số ý kiến cho rằng rẻ là do chất lượng thấp, điều này gây ngộ nhận và làm cho các công ty VN dùng nó làm lý do để biện hộ cho các sản phẩm nội địa. Theo cá nhân mình thì quy mô sản xuất (economy of scale) của TQ quá lớn, dẫn đến chi phí cố định trên đầu sản phẩm thấp + nguồn nhân lực quá dồi dào + hỗ trợ của chính phủ (chính sách tiền tệ)… là các nguyên nhân dẫn đến việc giá cả cạnh tranh.
Lấy ví dụ về nhà thầu Nhật/ Hàn Quốc: khi trúng thầu, họ sẽ thuê lại thầu phụ Việt Nam. Giá trị họ mang vào trong công trình là: công nghệ; mô hình quản lý; chuyển giao công nghệ (một phần nào đó).
Còn nhà thầu TQ khi trúng thầu: sẽ nhập khẩu toàn bộ lao động (quá dồi dào) ở TQ sang; người TQ quản lý; công nghệ TQ; chuyển giao… tiền về TQ… Tôi hơi chủ quan cho rằng trình độ quản lý của TQ chưa thể trở thành mô hình để học tập, có thể chỉ ở bước lấy để so sánh. Một số công ty TQ khi bước ra sân chơi thế giới đã thuê tư vấn mô hình quản lý của các công ty Nhật để áp dụng.
Bác nói hơi bị chuẫn, em cũng ko còn lý do nào để thêm bớt vào nữa!
Các dự án mà công ty em tham gia thầu cũng toàn dính dáng đến mấy bác TQ.
Cái Hoàng Đạt silvershore Hotel & Casino ở Đà Nẵng cũng thế, dự án này ngốn vốn cực khủng khiếp. Tất nhiên quy mô lớn như dự án xây dựng thế này thì VN ta chưa đủ “trình” để thắng thầu đâu . Ở dự án này em thấy: Họ làm luôn 1 khu tập thể cho công nhân (lao động chân tay) sinh hoạt hàng vài năm trời (dự án rất lớn mà), có cả sân tennis/basket ball/ sân banh mini… Mọi thứ vật tư công ứng em thấy cũng toàn trong container, đóng seal “ship from China” , 1 hôm có ship 1 cái công 60 feet, mình hỏi công này là gì? Sao thấy để chữ Wan Hai, 1 thằng mắt 1 mí và hí (TQ mà :D) bảo: Phân bón cho cây cảnh! … Em suýt té ghế, đến phân bón cũng từ TQ…
Để trúng 1 gói thầu ở TQ thì các Cty lớn ở nước ngoài phải đáp ứng 1 loạt các điều kiện (đòi hỏi) cực kỳ nhiêu khê của TQ. Thực ra đòi hỏi đó quanh đi quẩn lại chỉ nhằm mục đích: bác đừng làm 1 mình, cho tui tham gia với, bác phải đặt dây chuyền công nghệ vào đây, đầu tư xây dựng nhà máy ở đây, cho tui tự tay làm thử 1 vài cái (ặc, em chỉ biết thế)… Đọc tin tức, thấy hiếm khi các nhà thầu lớn ở nước ngoài trúng thầu chay chay ở TQ lắm (tất nhiên là các gói thầu có giá trị lớn). Ngược lại, với bọn nó (tụi TQ), khi trúng thầu ở VN cái lớn hay cái nhỏ thì tụi nó chả cho mình mom mem thứ gì, tất tần tật như một vòng xoay khép kín (các bác đã nói ở trên, từ dây chuyền, máy móc, công nghệ, công nhân, vv…). Đôi khi nằm vắt trán suy nghĩ sao tụi nó khôn thế, chả lẽ công nhân ở VN không đủ trình độ hay sao. Chả lẽ VN mình không làm được những gì nhưng nó làm đối với quốc nội nó hay sao, dù gì mình cũng là CĐT mà? Hay là vì một lý do nào đó khiến cho các bác nhà mình phải ngậm miệng không nói nên lời và không triển khai thực hiện được?