Người Việt thích đánh nhau

https://khacgiang.files.wordpress.com/2015/03/dnh-nhau.jpg?w=963&h=543

Một lần rong chơi ở Ba Lan, tôi tình cờ quen một bạn người Đức. “Người Việt Nam à? Giỏi cái này lắm phải không?” – Tôi giới thiệu vừa xong thì cậu ta miệng nói, tay lắc lư thủ thế theo điệu bộ của võ sĩ quyền Anh.
Hình ảnh đó khiến tôi vừa buồn cười, vừa thấy buồn thật: Tại sao một đất nước hoà bình đã 40 năm mà vẫn chỉ được nhớ đến bởi chiến tranh và đánh trận?

Có lẽ không liên quan gì, nhưng qua dịp Tết vừa rồi tôi nghĩ người Việt mình cũng giỏi đánh nhau thật. Chỉ trong vòng mấy ngày nghỉ lễ, đã có hơn 6.000 người phải nhập viện vì đánh nhau, trong đó 15 người vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Ngày gia đình, bạn bè đoàn tụ sau bao xa cách lại là lúc khai mào cho những vụ ẩu đả vô nghĩa lý.

Nhiều người đổ lỗi cho bia rượu. Nếu vấn đề là tại bia rượu, thì có lẽ ba quốc gia đứng đầu về tiêu thụ các sản phẩm này, như Đức, Áo, hay Cộng hoà Czech phải là những nơi bạo lực nhất. Nhưng đó lại là những quốc gia yên bình bậc nhất châu Âu.

Giáo sư quá cố người Mỹ Joel Brinkley từng cho rằng người Việt “hung hăng” vì ăn nhiều thịt: từ chó, mèo, cho đến chuột bọ, chim chóc… không tha cho một loài nào. Tất nhiên ý kiến này bị chỉ trích dữ dội và khiến ông phải đứng ra xin lỗi, nhưng có lẽ cũng làm chúng ta phải âm thầm đặt ra câu hỏi, rằng liệu người Việt có “hung hăng” thật không?

Một phần của câu trả lời có lẽ là có. Hiếm ai đi lại nhiều trên đường phố mà chưa chứng kiến các vụ đánh nhau sứt đầu mẻ trán chỉ vì va quệt nhẹ. Ở Việt Nam, có những thanh niên sẵn sàng cầm dao đâm người chỉ bởi một cái nhìn “đểu” vu vơ. Vừa mới chén chú chén anh, họ đã có thể nhảy bổ vào nhau sống mái vì lỡ miệng.

Sigmund Freud, cha đẻ của ngành phân tâm học (phân tích tâm lý), cho rằng thẳm sâu trong mỗi con người luôn là bóng dáng của bạo lực. Những “lực lượng nội tại” (inner forces) này sẽ bùng nổ nếu không có pháp luật, đạo đức, hay các thể chế xã hội khác kiềm toả. Hay nói như người phương Đông, đó là phần “con” trong mỗi “người”. Khi con người mất đi lý trí và sự tỉnh táo, họ không khác gì một con thú đang nổi cơn điên.

Vậy các xã hội yên bình như ở Bắc Âu hay Nhật Bản, về bản chất tự nhiên, có khác gì chúng ta không? Tôi cho rằng không. Ở phương Tây vẫn có những hiện tượng như gây gổ khi đi trên đường (road rage), hay say rượu rồi đánh lộn. Nhưng nó không nhiều và không mang lại nỗi lo thường trực như ở Việt Nam. Và đặc biệt là càng ít hiện tượng như vậy ở những ngày đoàn viên như Giáng sinh hay mừng năm mới.

Điểm khác biệt nhất giữa chúng ta và họ, theo tôi, là thể chế. Nếu mỗi người sống đúng theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, thì tôi chắc chắn rằng phản ứng đầu tiên sau khi quẹt xe sẽ là cùng xem xét thiệt hại và tìm giải pháp tốt nhất, chứ không phải lao vào nhau ăn thua. Nếu giáo dục về ứng xử, tâm lý, và pháp luật cho trẻ em tốt hơn thì sẽ không còn những vụ án “nhìn đểu”, “chọc quê”. Một nghiên cứu về tội phạm của Mỹ cho thấy tỷ lệ phạm tội nhiều nhất rơi vào nhóm người có độ tuổi 15-24.

Cách đây một vài thế kỷ, người Thuỵ Điển, vốn mang trong mình dòng máu Viking, nổi tiếng hung dữ và chuyên đi chinh phạt các nước khác. Nhưng hiện tại, họ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.

Vậy nên tôi nghĩ, thay đổi cách sống và suy nghĩ cần một khoảng thời gian dài và gian nan, nhưng không phải là không thể.

[RIGHT]*Theo khacgiang.com
*[/RIGHT]
*
https://www.youtube.com/watch?v=Me0d6eHWHKQ
*

Cái này em cũng có một trải nghiệm cũng hay kể với bạn bè. Năm em đi Thụy Sỹ, ở ga tầu điện ngầm, thấy mấy chú ngồi ôm cái chai không biết có phải là rượu hay chỉ là nước ngọt, vật vờ, nhìn bẩn bẩn, thuốc lá xin nhau phì phèo (thuốc lá đắt mà ), mấy anh em bảo nhau đấy là loại cần phải tránh rồi.
Thế rồi một hôm, thầy tụi nó xúm xít đông đỏ, em tò mò nhìn vào, thấy hai thằng đó đang đánh nhau, nhưng mà đánh nhau kiểu gì các bác biết không? chúng nó ôm nhau, vật qua vật lại như kiểu trẻ con 3 hay 4 tuổi ở mình đánh nhau ấy, mà trong khi đó ngay bên cạnh đấy là mấy cái chai. Nếu mà ở mình thì chắc chắn là phải tìm cách phang cái vỏ chai ấy lên đầu nhau rồi, hoặc chuyên nghiệp hơn thì phải đập vỡ một nửa, rồi cầm cái cổ chai, phần nhọn thì tìm cách mà xiên vào người nhau. Nói thật là trong lòng mình khi cần phải đánh nhau mà có đồ như vậy thì mình cũng sẽ làm thế. Cảnh sát ngay lập tức có mặt, lôi hai thằng ra, chúng nó cũng chỉ chỉ trỏ vào mặt nhau, rồi phân trần với cảnh sát thế này thế kia…
Và em chợt hiểu ra rằng, máu chiến đấu, chiến đầu sống còn, chết chóc, nó ngấm trong mình có lẽ từ trong huyết quản mất rồi hic hic, âu cũng là kết quả của một đất nước luôn phải cầm súng, cầm gậy, ,…

Chỉ tại ý thức và lòng tự trọng quá kém thôi, nên mới để cho phần Con nó át hết phần Người. (Nói vậy có khi còn là xúc phạm loài vật, bởi vì đôi khi chúng sống còn có tình hơn loài người.):frowning:

Người xưa có câu: “dưỡng vật, vật trả ơn; dưỡng nhân, nhân trả oán” mà!
Theo tôi thì nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do người Việt chúng ta không tin vào sự công bằng!
Mà nguyên nhân vì sao thì … ai cũng biết!

Mới qua hôm đi đường thấy cảnh 2 người, 1 trung niên 1 thanh niên cầm mũ bảo hiểm lao vào quật nhau chan chát hình như do va quệt giao thông. Ra đường bây giờ có lỡ va quệt thì thôi nhún nhường mà cúi đầu xin lỗi chứ không may gặp mấy dạng máu húng không khéo oan gia :oops:

Cần thấy rõ là hồi trước toàn đế quốc, lân bang đi đánh nước mình thôi, mình chỉ chống trả chứ không ham mê gì đánh nhau :smiley: nên cái bạn Ba Lan gì nói là thiếu hiểu biết, mà như thế nhận xét nó không đúng hẳn. Ở đâu trên thế giới, cũng tồn tại những vấn đề như nhau thôi, cứ vô youtube coi mấy pha choảng nhau của tây cũng vớ vẩn vì mấy lý do lắm, rồi còn chưa kể mấy vụ xả súng, bắn nhau chí choé, nhưng phải công nhận là họ ứng xử đa phần văn minh hơn, chúng ta cần phải học tập về cái sự điềm tĩnh khi xử lý tình huống nơi công cộng, nói lý thuyết là thế, chứ thực tế ông bà ta có câu “giận mất khôn” mà. Đời mà hoàn hảo như thánh phán thì đã là thiên đường rồi :smiley:

A, trước đây có 1 nghiên cứu Xã hội học giải thích vì sao 2 người va chạm nhau khi đi bộ thì thường cười và bỏ qua cho nhau mà 2 ông đi ô tô thì thường “choảng nhau” đấy!
Nguyên nhân là khi đi bộ thì họ thấy nét mặt và biểu cảm của nhau => nên dễ thông cảm cho nhau, nhiều đôi trai gái còn nên duyên vợ chồng
Còn đi ô tô thì họ thường thấy 1 con ô tô lù lù lao về mình nên ức chế

bản tính hing hăng. đc xã hội nuôi dưỡng. tay chân nhanh hơn não nên vậy.

Em có nhỡ đi ra đường đụng ai, thì thôi em xin lỗi trước cho lành, mất gì lời xin lỗi đâu.

thường thì cái tôi đôi lúc nó to lắm

Em ở Nha Trang ra Hà Nội công tác được 1 tháng. Đi gặp 2 xe máy 1 từ trong ngõ 1 từ đường chính chạy suýt đụng nhau nhưng họ thắng kịp. Chả biết có hiềm khích gì trước không nhảy ngay xuống xe lao vào nhau. Hãi quá em chạy luôn. :')

Nhân chi sơ tính bổn thiện.

Nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau.

Tại sao người Việt thích đánh nhau? Thực ra thì chẳng ai thích đánh nhau đâu nhưng phần quan trọng là gia đình, giáo dục, môi trường, luật pháp hỗ trợ chưa tốt thì họ phải tự xử với nhau thôi.

Tôi có dịp được đi một số nước phương Tây thấy rằng trong vấn đề giao thông khi có va chạm cọ quẹt cả 2 tài xế đều hết sức bình tĩnh (đôi khi chắc cũng có cãi nhau nhưng có lẽ trường hợp này ít quá nên không rõ) và sau đó gọi cảnh sát hoặc bảo hiểm tới làm lập biên bản và chờ ngày ra tòa.

Đất nước mà cái luật pháp nó … xxx… thì phải vậy thôi . Chắc các bác còn nhớ cái vụ : Đơn xin đánh lộn . Của 1 anh xe ôm xin đánh 1 ông đi xe hơi thì phải .

Mấy ông thần ở Mỹ hay Âu ức chế họ kiềm nén được , đến 1 lúc nào ko được thì … xã súng rồi tự tử . Xong .

Đây, làm đơn xin đánh lộn :smiley:

Ai cũng hung hăng nên …