Máy tính để bàn tiêu thụ bao nhiêu w điện/h?

Em thấy cái cục nguồn của máy tính ghi 450w, như thế có phải một giờ, một bộ máy tính (gồm cpu, màn hình) sẽ ngốn hết 450w điện kg vậy? Nếu như vậy thì hao điện quá nhỉ? ai biết trả lời guíp tí.

Đó chỉ là công suất cực đại của cục nguồn đó thôi:D

Suy luận như kiểu của bác thì nhìn vào số w ghi trên ổn áp thì mồ hôi toát ra như tắm :))

Lượng điện tiêu thụ tùy vào trạng thái và những phụ kiện đi kèm với cái máy tính.
Máy tính của bác có chạy đồ họa rời và nặng như chơi game xịn không? Ổ cứng có ghi đọc liên tục không? Ổ CD hoạt động thế nào?
Ngoài ra các thiết bị đi kèm như màn hình, loa, USB, vv nhiều lắm. Tốt nhất bác mua cái công tơ thì rõ hoăc cũng có loại đồng hồ đo điện đo dòng rồi nhân với điện thế (tạm tính cos phi = 1).

Em chỉ muốn biết một cách tương đối 1 bộ máy tính văn phòng gồm (cpu, màn hính LCD 17") tiêu thụ trung bình bao nhiêu w/h thôi. Mua thiết bị đo em cũng kg rành, chắc kg làm dc.

nếu mà 450W/ h thì gay go phết… ngày máy chạy tầm 10h là hết toi 4500W = 4,5 KW … :-s
1 tháng 1 máy hết độ 135KW… thôi bỏ xài máy tính =))

Ví dụ như con laptop còi của e là 19V và 3.42A
Nếu là dòng 1 chiều thì e nhớ cái công thức P=U x I = 19 x 3.42 = 64.98W xấp xỉ 65W
Xoay chiều thì P = U x I x cos alpha => P xoay chiều luôn nhỏ hơn P 1 chiều.
=> như con lappy còi của e thì P <= 65W thôi ạ ^^

Tôi để ý thấy lâu lâu anh vanvu lại vào Diễn đàn đặt câu hỏi rất “ác liệt” :smiley:

Đúng như các anh black_dragon và dr_slums đã trả lời tư vấn ở trên, mức tiêu hao điện tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, tôi xin bổ sung thêm:

  • Anh dùng màn hình CRT hay LCD?
  • Máy hoạt động liên tục, nhiều thiết bị nhập và xuất dữ liệu cùng lúc (CD, loa, màn hình…)
  • Bộ phận tản nhiệt hoạt động quá nhiều vì case quá nóng (điều kiện nhiệt độ nơi đặt máy, case bị bít bùng…)
  • Các thiết bị tản nhiệt hoạt động kém hiệu quả.
  • Máy quá bẩn do bụi nhưng không được làm vệ sinh (cánh quạt tản nhiệt CPU, main…)

Các trường hợp trên cũng gây tiêu hao điện đáng kể.

Cục nguồn ghi 450W anh hiểu đó là công suất tối đa của nguồn tải được khi máy tính + các thiết bị ngoại vi hoạt động nằm trong giới hạn công suất đó, nếu máy tính + các thiết bị ngoại vi khi hoạt động vượt công suất đó thì ngay tức khắc máy tính của anh sẽ bị quá tải và “đơ” luôn. Nói thế thôi chứ máy để bàn dùng trong gia đình dù anh có gắn gì… gì vào nữa cũng không thể nào vượt quá ngưỡng 450W được, các chuyên gia đã tính toán hết rồi.

Số Watt ghi trên nguồn có chính xác hay không còn tùy nơi sản xuất, hiện nay một số bộ nguồn bán trên thị trường dạng “không rõ nguồn gốc xuất xứ” thường số Watt ghi không chính xác.

  • Trên lý thuyết một máy tính cấu hình trung bình, hoạt động ở mức trung bình người ta tính được:

Máy để bàn 150-200W. Laptop : 1/4 máy để bàn. Máy chủ Server : > 450W. Phụ kiện càng nhiều, tiêu hao điện càng nhiều.

Mỗi máy tính để bàn có cấu hình khác nhau, các thiết bị ngoại vi kèm theo nhiều hoặc ít cũng khác nhau, cách dùng cũng khác nhau nên không thể đưa ra con số tiêu hao điện chung cho tất cả được, nếu muốn biết chính xác ta phải kiểm tra bằng các thiết bị đo điện. Thực hiện như thế nào?

Anh ra tiệm bán đồ điện gia dụng mua một điện kế nhỏ, phía trên điện kế anh gắn 2 sợi dây kết nối vào bất cứ ổ điện nguồn nào trong nhà gần máy tính, phía dưới điện kế anh gắn một ổ cắm điện. Toàn bộ máy tính và các thiết bị kèm theo anh cắm vào ổ này, khi bật máy tính điện kế sẽ quay. Anh dùng khoảng 1 tháng lấy số điện tiêu thụ trên đồng hồ chia ra là biết chính xác ngay.

Xin cảm ơn các anh đã nhiệt tình chỉ giúp, em hỏi là vì công ty em có nhiều máy tính văn phòng, thời gian này đang tìm cách kiềm chế kg để tăng sử dụng điện.

Các bác cho em hỏi luôn, Laptop Sony Vaio, cắm 1 đêm ( khoảng 8 tiếng ) để down / up torrent ( ổ cứng hoạt động liên tục ) và để screen off ( hoặc screen saver ) thì tốn khoảng bao nhiêu điện ạ ? tính ra là bao xiền ạ :s

Điện tăng thế này có khi không dám chơi HD với nuôi ratio nữa quá :s