Lương giáo viên chưa bằng bát phở hạng sang.

Dư luận chưa hết xôn xao với lời “tự bạch” của thủ trưởng ngành điện trước tình cảnh lương bình quân ngành điện 7,3 triệu đồng/tháng khiến ông đau lòng thì trên Tuổi Trẻ 25-11 công bố những con số còn đáng giật mình hơn: lương giáo viên hợp đồng ở nhiều nơi chỉ vài trăm ngàn đồng/tháng, chưa bằng 1/10 lương của một thợ điện.

[http://edunet.com.vn/tin-giao-duc/309/libs/tiny_mce/uploaded/Thong Tin Giao Duc/Van de Giao duc/12_2011/Luong GV.jpg](http://edunet.com.vn/tin-giao-duc/309/libs/tiny_mce/uploaded/Thong Tin Giao Duc/Van de Giao duc/12_2011/Luong GV.jpg)
](“http://edunet.com.vn/tin-giao-duc/309/libs/tiny_mce/uploaded/Thong Tin Giao Duc/Van de Giao duc/12_2011/Luong GV.jpg”)

Vậy mà chưa thấy “thủ trưởng” nào “tuyên ngôn” rằng mình rất đau xót trước tình cảnh này.

Xin không bàn đến việc phân phối thu nhập ngành điện ở đây (nếu thu nhập chính đáng thì bất kể ngành nào được hưởng lương cao cũng là điều đáng mừng), dẫn ngành điện để thấy mức lương cho số giáo viên nói trên là sự bất hợp lý đến tàn nhẫn. Những con số thê thảm ấy là mức lương của hàng trăm giáo viên mẫu giáo hợp đồng ở tỉnh Thanh Hóa. Lý do thật đơn giản và có thật: vì ngân sách và biên chế có hạn.

Một cô giáo - nhân vật quan trọng nhất trong việc thực hiện “quốc sách hàng đầu” là đào tạo nên những con người cho tương lai của đất nước - mà lương không bằng 1/10 lương một thợ điện thì đó là điều đáng phải “báo động đỏ” cho toàn xã hội, đáng làm cho tất cả chúng ta đau xé lòng chứ không chỉ một thủ trưởng nào.

Với một cô giáo lương tháng vài trăm ngàn đồng (khoảng 500.000 đồng/tháng chưa bằng bát phở bò Kobe 750.000 đồng ở Hà Nội), với một điều kiện học hành tất nhiên là cũng “thê thảm” tương tự, thì cho dù có tình yêu với nghề giáo đến mấy, sản phẩm của họ - những thanh thiếu niên vào đời - khó có thể đòi hỏi chất lượng. Mặt khác, sự đối xử không công bằng giữa giáo viên trong biên chế và giáo viên hợp đồng cũng là gương xấu nhãn tiền.

Vấn đề là lấy tiền đâu để nâng cao các điều kiện hoạt động cho ngành giáo dục (tiền lương chỉ là một khía cạnh)? Đây là vấn đề lớn và cũng “nóng” như tình hình giao thông hiện nay, thậm chí còn quan trọng hơn, Quốc hội và Chính phủ rất đáng phải tập trung tháo gỡ ở tầm vĩ mô (phân bổ vốn đầu tư, phân phối thu nhập…).

Riêng việc tăng lương cho giáo viên hợp đồng thì phải tìm mọi cách giải quyết khẩn cấp như xóa một “điểm đen”, như cứu trợ một vùng đang bị đói. Xin thử nêu một số giải pháp như sau:

  • Cách tiện lợi nhất, nhanh nhất là trích từ ngân sách dự phòng của Nhà nước như lâu nay Chính phủ vẫn cấp gạo, tiền cho các địa phương thiếu đói hoặc bị thiên tai.
  • Nếu ngân sách dự phòng đã cạn, cần huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước…

Thật ra Nhà nước cũng còn nhiều “nguồn khác”, ví như kiên quyết dừng toàn bộ kế hoạch mua sắm nâng cấp xe con, phương tiện, công sở của tất cả các cấp các ngành sẽ có thừa tiền “cứu đói” cho số giáo viên hợp đồng, hoặc sửa đổi chính sách tăng lương đồng đều năm 2012 theo cách tính công bằng hơn cũng sẽ dôi ra một khoản tiền lớn…
[RIGHT]
Theo Tuổi Trẻ
[/RIGHT]

Cái ông thủ trưởng ngành điện ấy là ai vậy ta, mức lương trung bình 7,3tr/tháng mà nói đau lòng, có bị chập dây nào không hay sống mức lương cao quá nên không biết thực tế nghèo nàn của các ngành khác?
Bài này cho ổng đọc là đúng nhất, giáo viên mức lương chỉ vài trăm ngàn một tháng…sao mà sống tốt được ta ><

Bác cán bộ làm trong ngành điện lâu quá, bị… giật điện ấy mà :smiley: các anh phải thông cảm, thông cảm…

Em nhìn lương nghành điện mà thấy đau cho ngành IT các bác ợ :P. Ước gì em được kéo dây leo cột mang ánh sáng tới cho buôn làng.

Tớ cũng là giảng viên. Tớ thấy người lao động đơn giản như thợ nề , thợ mộc…công việc rất vất vả nặng nhọc mà thu nhập cũng thấp. Một nhóm khác là các giảng viên, nhân viên ytế, đa phần nói chung công việc cũng vất vả nhưng thu nhập không tương ứng với đặc thù công việc của họ. Như vậy phần thu nhập còn thiếu xứng đáng cho hai nhóm công việc này đi đâu. Tôi cũng suy nghĩ nhưng không trả lời được.

Nhìn lương giáo viên thì trả trách xã hội ngày càng loạn, bụng các cô có no đâu mà dạy học được. Lương thì thấp mà suốt ngày kiểm tra, thi giáo viên giỏi, động vào lông chân học sinh thì gia đình nhà nó kiện, lớn tí nữa thì nó đánh lại, đuổi học thì không đuổi được, nó đánh mình, chém mình mà không truy tố được, vì nó chưa đủ tuổi vị thành niên
Lương thì thấp mà chạy chọt vào trường vài chục triệu, chưa biên chế, toàn bị đe đuổi, bà hiệu trưởng bị hắt xì hơi thì cuống quýt mang quà cáp đến nhà, đến khi chạy được vào biên chế có khi mất tới hàng trăm triệu luôn ấy, rồi đóng tiền nọ tiền kia, tiền đoàn, tiền đảng, tiền sinh nhật, cưới hỏi, thăm hỏi cha ốm mẹ đau, con đi viện, thỉnh thoảng lại phải ủng hộ người…nghèo. Kết lại cuối tháng có khi còn âm nữa.