Làm việc ác… cho vui?

Một đám người nhậu say rủ nhau đi ném đá xe khách, một nhóm thanh thiếu niên rủ nhau ném đá người đi đường. Tất cả chỉ để cho vui?

http://docbao.vn/NewsMedia/assets/image_20150702/day-song.jpg
Em bé 23 tháng tuổi này là nạn nhân của một vụ ném đá xe khách.

Tệ nạn ném đá xe khách đang lan rộng, các nhà xe đau đầu, hành khách, tài xế bị thương, có em bé bị hỏng cả một bên mắt, công an một số tỉnh trọng điểm đã phải tổ chức tuần tra đêm và mật phục để bắt những kẻ này.

Lác đác những nhóm thanh niên bị bắt, và khi bị thẩm tra, chúng hồn nhiên trả lời: ném đá cho vui, nhậu say không biết làm gì nên rủ nhau lượm đá ném vào xe khách.

Đó là tin tức đang khiến người đọc phẫn nộ suốt nhiều ngày nay. Phẫn nộ và cả buồn rầu nữa, vì không hiểu sao, đã đến thế kỷ thứ 21 này rồi, mà vẫn còn những người Việt sống với trò vui dã man, mông muội.

Nếu nhìn rộng ra, thì rõ ràng chúng ta đã thất bại trong việc xây dựng một cộng đồng văn minh với những công dân văn minh. Dân trí thấp, đời sống tinh thần nghèo nàn, không định hướng… đó là những lý do để sinh ra một tầng lớp những thanh niên “tiến hóa lùi” như vậy.

Đương nhiên lỗi này không thuộc về ai cả hoặc lỗi chung chung của toàn xã hội, vậy thôi.

Bởi thế nên liệu có ai cảm thấy đau lòng khi ngày càng có nhiều những hành vi độc ác?

Một nhóm trẻ xúm vào đánh bạn học. Những thanh niên lớn hơn thì ném đá gây thương tích người khác cho vui. Những đám người lớn nhậu say rồi gây án mạng chẳng vì lý do gì.

Đó là đời thực, còn mạng ảo, cái sự bầy đàn ấy cũng chẳng khác gì. Người ta xúm vào ném đá một vị giáo sư với những lời phát biểu hoàn toàn không phải của ông. Xúm vào ném đá đầy ác ý một bác sĩ dẫm chân lên giường bệnh, một cô hoa hậu hớ hênh. Ném đá cũng để cho vui thôi, bất cần biết hậu quả.

Tôi tự hỏi, tại sao người Việt mình lại rảnh rang thế? Rảnh tới nỗi họ sinh ra phiền phức, tới nỗi “hết khôn dồn dại”, rảnh đến nỗi làm việc ác…cho vui?

Tôi dám chắc rằng, những kẻ ném đá cho vui kia, có lẽ từ bé đến lớn chúng chẳng bao giờ cầm tới một quyển sách dạy những điều về luân lý, về tình người.

Nói một cách thành thực, chúng ta không thể đổ lỗi cho ai ngoài chính mình. Hãy tự hỏi, chúng ta đã làm được gì để khuyến khích, cổ vũ, động viên những điều tốt đẹp, những hành xử đẹp, những tấm gương đạo đức trong cộng đồng mình? Để cái ác và những điều ngu tối lấn lướt, lỗi là ở chính chúng ta.

Đến đây, tôi lại muốn kể cho bạn đọc nghe câu chuyện của người kỹ sư Nguyễn Quang Thạch, người vừa hoàn thành cuộc đi bộ xuyên Việt ròng rã suốt 4 tháng trời, chỉ mong để cộng đồng ý thức hơn về công cuộc “Sách hóa nông thôn” do anh khởi xướng.

Anh Thạch đã rời bỏ tất cả, công việc thu nhập ổn định, gia đình yên ấm, suốt nhiều năm nay, chỉ chuyên tâm với một mục đích duy nhất, đẩy mạnh phong trào đọc sách trong cộng đồng, mang sách đến với trẻ em nông thôn.

Anh Thạch là một hiệp sĩ, là một tấm gương đẹp đẽ nhất của từ này, nhất là khi đôi mắt anh gần như đang mất dần thị lực vì bệnh bong võng mạc. Chẳng mấy nữa thôi, ánh sáng sẽ rời bỏ đối mắt của anh.

Nhưng tiếc thay, anh Thạch hãy còn đơn độc lắm. Cộng đồng chúng ta còn quá ít những người như anh. Chúng ta còn mãi lo cho mình, cho gia đình mình, những người dám hy sinh cho cộng đồng như anh Thạch, mới chỉ tính trên đầu ngón tay.

Đã đến lúc phải thay đổi suy nghĩ. Trước những việc ác, việc xấu, nếu chúng ta chỉ kêu than cảm thán chung chung mà chưa thấy trách nhiệm của mình, chưa quyết tâm làm một điều gì đó để thay đổi nó, thì tương lai rồi đây chúng ta có lẽ sẽ chìm nghỉm với nó.

Mong rằng tất cả mọi người, nếu chưa làm được như anh Nguyễn Quang Thạch thì hãy cố gắng đóng góp một phần nhỏ của mình vào công cuộc nâng cao dân trí cho cộng đồng xung quanh mình.

Hãy nghĩ đến chuyện dành ra một phần tiền nhỏ bé, để đưa những cuốn sách tốt về với trẻ em ở nông thôn.

Đó là chúng ta đang giúp cho tương lai của cháu con mình.

[RIGHT]Theo docbao.vn[/RIGHT]

Những đứa vô công rỗi nghề như vậy thì cho đi bóc lịch hết chú ạ, thế mới biết mùi đời.

Vui thôi mà. Tây nguyên em nhiều lắm :rolleyes:

Ông bà ta ngày xưa có câu( ngày nay cũng vậy) rằng: " con hư tại mẹ", " cháu hư tại bà".
Xin thưa rằng: " cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Bậc làm cha mẹ ko ai lại ko muốn con mình khi lớn lên sẽ lễ phép, ngoan ngoãn…
Dù có dạy dỗ, răn đe, khuyên nhủ, hay thậm chí van xin thì cái tính ngỗ ngược, phách lối …sẽ khó mà thay đổi vì " giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời".
Cha mẹ dạy dỗ tốt, nhà trường cũng dạy môn Giáo Dục Công Dân. Ấy thế mà ko khá đc thì đến Thánh còn nói thật không thể tin đc ấy chứ!
Bậc Thánh Nhân có câu rằng:
" Nhân chi sơ
Tánh bổn thiện
Tử bất giáo
Tính kiêu căng"

"Hình hài của mẹ cha cho
Trí khôn đời dạy, đói no đời mình
Sang hèn trong kiếp nhân sinh
Buồn vui sướng khổ , tự mình thế thôi. "
Không tu tâm dưỡng tánh thì chuốc khổ vào thân

Chúng nó còn non trẻ , cho đi học “đại học” vài năm ra trường ai chịu cho thấu.

Đừng tin lời nói cho vui, chúng nói thế là để lấp liếm nhằm nhẹ tội thôi, chẳng thể nào vui như thế được, quân mất dạy!

Đọc bài báo em lại ức chế lũ thanh niên vô thức. “Giàu đôi mắt khó đôi bàn tay”

Các cụ cũng có câu: ‘‘nhàn cư vi bất thiện’’!
Đúng là hết việc, làm trò dại! Cộng thêm có lẽ phải dùng câu: ‘‘Tất cả từ giáo dục mà ra’’!
Môi trường sống, sự giáo dục quản lý…cũng là một phần nguyên nhân!
Mấy chú này cho vào rừng tìm bom mìn dư sau chiến tranh, cho vác cưa đục…lấy thhuốc nổ chắc là hợp lý!

Chả hiểu bọn trẻ giờ nghĩ gì, cứ thử đặt địa vị như cha, mẹ hay người thân chúng nó ở vị trí những người bị ném đá xe khách xem. Bọn này đưa ra trước toàn thể người dân để thông báo mình thấy còn quá nhẹ nhàng, cứ phải cho vào trại cải tạo vài tháng xem

Có nhiều câu hỏi mà có lẽ 1 số cơ quan chức năng liên quan ngại trả lời .
Sao bọn nó ko ném xe nhỏ , xe nhỏ chạy nhanh hơn , ném rồi chạy nó khó bắt hơn mà chỉ toàn ném xe khách 45 chổ ? chúng nó không có rảnh như vậy đâu .
Họ vẫn đang giáo dục và kiểm điểm bọn nhỏ , trong khi cái căn nguyên lại để trống , và hàng ngày những người đi trên tuyến đường đó cứ như đua với tử thần.

Bọn này cho mọt gông thì mới tỉnh ra được