Kính lọc cho ống kính máy ảnh

Kính lọc vẫn có nhiều công dụng khi chụp ảnh số và là phụ kiện quan trọng trong túi xách của bất kì nhà nhiếp ảnh nào. Kính lọc gồm có kính lọc phân cực để giảm độ chói và cải thiện độ tươi và kính lọc UV/sương mù giúp tăng cường bảo vệ mặt ống kính. Bài viết này giúp người dùng làm quen với các loại tính lọc mà tính năng không thể thay thế bằng kĩ thuật chỉnh sửa ảnh số. Các nhược điểm thường thấy và kích thước kính lọc cũng sẽ được nhắc tới ở phần cuối.

Tổng quan: Các loại kính lọc

Kính lọc phổ biến nhất được sử dụng khi chụp ảnh số gồm có: kính lọc phân cực (tuyến tính/tròn), kính lọc UV/mờ, kính lọc ND, kính lọc GND, lọc sắc ấm/lạnh, kính lọc màu. Cách sử dụng của một số kính lọc được liệt kê dưới đây:

http://img.handheld.vn/images/quynh/capture21.png

Kính lọc phân cực tuyến tính và tròn

Kính lọc phân cực có thể nói là kính lọc quan trọng nhất khi chụp ảnh phong cảnh. Loại kính lọc này giúp giảm ánh sáng phản xạ đi qua cảm biến của máy ảnh. Cũng như kính mát phân cực, kính lọc phân cực tạo cảm giác xanh đậm cho nền trời, giảm độ chói và phản chiếu của nước và các bề mặt khác đồng thời giảm độ tương phản giữa bầu trời và mặt đất.

http://img.handheld.vn/images/quynh/capture22.png
Hình ảnh chưa qua kính lọc

http://img.handheld.vn/images/quynh/capture23.png
Hình ảnh đã qua kính lọc

[LEFT]Lưu ý bầu trời trở nên đậm hơn như thế nào và các tảng đá cũng tập trung màu hơn một chút. Cường độ của hiệu ứng phân cực có thể khác nhau bằng cách xoay kính lọc phân cực không quá 180 độ vì nếu vượt quá 180 độ kết quả sẽ lặp lại. Sử dụng kính ngắm của máy ảnh (hoặc màn hình LCD mặt sau) để xem hiệu ứng khi bạn xoay kính lọc phân cực.

Hiệu ứng phân cực có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào hướng máy ảnh và vị trí của mặt trời trên bầu trời. Hiệu ứng mạnh nhất khi máy được đặt ở vị trí vuông góc với hướng ánh sáng từ mặt trời. Có nghĩa nếu mặt trời chiếu thẳng xuống đầu thì hiệu ứng phân cực sẽ tốt nhất khi máy ảnh để theo phương ngang.

Tuy nhiên, nên sử dụng kính lọc phân cực cẩn thận vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh. Kính lọc phân cực sẽ giảm đáng kể lượng ánh sáng đến cảm biến của máy ảnh – thường vào khoảng 2-3 f-stops (1/4 đến 1/8 lượng ánh sáng). Do đó nguy cơ hình ảnh bị nhòe cũng tăng lên đáng kể và làm việc chụp các cử động nhanh đôi khi không thực hiện được.

[/LEFT]
http://img.handheld.vn/images/quynh/capture24.png

[LEFT]Ngoài ra, sử dụng kính lọc phân cực cho ống kính góc rộng có thể làm ảnh bầu trời nhìn không thật vì thường tối hơn. Ở ví dụ hình vòm đá, bầu trời khá bất thường do phần trên quá tối.

So sánh kính lọc phân cực tuyến tính và kính lọc phân cực tròn: kính lọc phân cực tròn được thiết kế để hệ thống tự động chỉnh tiêu cự và đo sáng của máy ảnh vẫn hoạt động bình thường. Kính lọc tuyến tính có giá rẻ hơn nhiều, nhưng lại không sử dụng được với máy ảnh tự chỉnh tiêu cự và đo sáng qua ống kính (nghĩa là gần như tất cả máy ảnh SLR số).

Kính lọc ND (Neutral density)

Các kính lọc ND giúp giảm lượng ánh sáng đến cảm biến máy ảnh. Kính lọc này hữu ích khi thời gian phơi sáng không đủ dài trong phạm vi khẩu độ cho phép (tại cài đặt ISO thấp nhất).

Trường hợp kính lọc ND đặc biệt hữu dụng:
[/LEFT]

  • Chuyển động nước nhịp nhàng ở thác nước, sông, đại dương…
  • Đạt được độ sâu (DOF) thấp hơn khi ánh sáng rất mạnh
  • Giảm nhiễu xạ bằng cách tăng độ mở ống kính
  • Giúp các đối tượng chuyển động trở nên mờ ảo (như người hoặc xe)
  • Hiệu ứng làm mờ với đối tượng chuyển động

http://img.handheld.vn/images/quynh/capture25.png

[FONT=&quot]Ảnh với hiệu ứng nước chảy êm khi thời gian chụp dài[/FONT]

[LEFT]
Tuy nhiên, chỉ sử dụng kính lọc ND khi thật sự cần thiết vì chúng sẽ loại bỏ ánh sáng – có thể được sử dụng để giúp tốc độ chụp thấp hơn, khẩu độ nhỏ hơn (cho DOF) hoặc cài đặt ISO thấp hơn (giảm nhiễu ảnh). Ngoài ra, một số kính lọc ND còn có thể bổ sung sắc thái màu cho hình ảnh.

Hơi khó để hiểu và biết được lượng ánh sáng mà kính lọc ND cản được vì các nhà sản xuất ghi dưới nhiều dạng khác nhau:

[/LEFT]
http://img.handheld.vn/images/quynh/capture26.png

[LEFT]Nhìn chung khi chụp ảnh thác nước không cần quá nhiều f-stop nên hầu hết nhà nhiếp ảnh chỉ giữ một hoặc hai kính lọc ND khác nhau bên mình. Giảm ánh sáng quá nhiều có thể khiến cho độ phơi sáng dài hơn dù là dưới ánh sáng ban ngày.

Kính lọc GND (Graduated neutral density)

Kính lọc GND hạn chế lượng ánh sáng trong ảnh ở các mẫu hình học trơn. Đôi khi kính lọc loại này còn được gọi là kính lọc “chia tách”. Kính lọc GND dùng để chụp các hình có cấu trúc ánh sáng đơn giản chẳng hạn như màu trải dài từ tối đến sáng trong cảnh chụp dưới đây.

[/LEFT]
http://img.handheld.vn/images/quynh/capture27.png

[LEFT]
Khi chưa có máy ảnh số, kính lọc GND là cực kì cần thiết để chụp phong cảnh có ánh sáng thay đổi nhiều. Với máy ảnh số người chụp có thể chụp hai cảnh riêng biệt và sử dụng chỉnh sửa ảnh để kết hợp chúng. Mặt khác, kĩ thuật này không dùng để chụp đối tượng chuyển động nhanh hoặc thay đổi ánh sáng (trừ khi đó là cảnh chụp đơn được chụp hai lần theo định dạng file RAW, nhưng việc làm này làm hình ảnh nhiễu hơn). Nhiều người cũng thích sử dụng GND để xem hình ảnh sau cùng thông qua kính ngắm hoặc LCD mặt sau.

Kính lọc GND có nhiều dạng khác nhau. Đặc điểm quan trọng cần chú ý đầu tiên là kính lọc sẽ trộn từ sáng sang tối nhanh như thế nào, thường được gọi bằng thuật ngữ “soft edge” hoặc “hard edge” tương ứng chuyển dần dần hoặc chuyển nhanh hơn. Việc lựa chọn kính phù hợp tùy thuộc vào ánh sáng thay đổi nhanh như thế nào trong bức hình (như sự phân chia giữa mặt đất tối và bầu trời sáng sẽ cần loại “harder edge”). Việc hòa màu có thể tỏa tròn để thêm hoặc xóa ánh sáng thừa ở rìa ống kính (cháy góc).

[/LEFT]
http://img.handheld.vn/images/quynh/capture28.png

[FONT=&quot]Lưu ý: trong biểu đồ trên trắng = rõ, cho 100% ánh sáng đi qua[/FONT]

[LEFT]
Việc hòa màu nên được thực hiện một cách cẩn thận và đòi hỏi phải có chân để máy ảnh. “Soft edge” thường linh hoạt hơn, nhưng mặt khác lại có thể tạo ra khoảng tối và sáng quá mức gần nơi việc hòa màu xảy ra nếu ánh sáng thay đổi nhanh hơn kính lọc. Người chụp có thể nhận thấy đối tượng chụp thẳng trải dài có thể tối không giống thật.

[/LEFT]
http://img.handheld.vn/images/quynh/capture29.png => http://img.handheld.vn/images/quynh/capture210.png
[FONT=&quot]Lưu ý các cột đá gần thành màu đen ở đỉnh so với phía dưới như thế nào; hiệu ứng này khó tránh khi sử dụng kính lọc GND[/FONT]

[LEFT]
Vấn đề với thuật ngữ “soft edge” và “hard edge” là không có chuẩn chung đối với các hãng khác nhau. “Soft edge” của một công ty đôi khi lại là hòa màu đột ngột trong khi hãng khác lại gọi là “hard edge”. Vì vậy cách tốt nhất là xem kính lọc để đánh giá loại hòa màu. Hầu hết các nhà sản xuất sẽ đưa ra ví dụ về hòa màu trên trang web của họ.

Đặc điểm quan trọng thứ hai là sự khác nhau ở việc mức độ hòa ánh sáng ở trên và dưới. Sự khác nhau này được diễn tả bằng việc sử dụng cùng một thuật ngữ (đơn vị) như đã được sử dụng cho kính lọc ND ở phần trước. “0.6 ND grad” để chỉ kính lọc GND cho phép ánh sáng vào là 2 f-stop (1/4th) tại một mặt so với mặt bên kia. Tương tự 0.9ND grad cho phép ánh sáng vào 3 f-stop (1/8th). Hầu hết ảnh phong cảnh không cần hơn 1-3 f-stop.

Kính lọc sương mù & UV

Hiện nay kính lọc UV được sử dụng để bảo vệ mặt trước của ống kính ảnh vì loại kích lọc này khá rõ, do vậy không ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh. Với máy ảnh film, kính lọc UV giúp giảm mờ và tăng độ tương phản bằng cách hạn chế tối đa ánh sáng UV vào film. Ánh sáng UV không nhận ra bằng mắt thường nhưng lại có nhiều vào ngày nhiều sương, do vậy có thể ảnh hưởng đến độ phơi sáng của máy ảnh bằng cách giảm độ tương phản. Nhưng ngày nay máy ảnh số không bị ảnh hưởng bởi UV như film, do vậy kính lọc UV trở nên không cần thiết.

[/LEFT]
http://img.handheld.vn/images/quynh/tutfiltersuvfilter.jpg
Kính lọc UV 77 mm

[LEFT]Tuy nhiên, kính lọc UV có thể sẽ giảm chất lượng hình ảnh vì làm tăng chói ở ống kính, giảm độ tương phản. Kính lọc UV nhiều lớp có thể giảm đáng kể độ chói, giữ cho kính lọc của bạn thật sạch để hạn chế tối đa việc ảnh hưởng gây giảm chất lượng hình ảnh (vết xước nhỏ dù không nhìn thấy cũng có thể ảnh hưởng đến độ tương phản). Kính lọc UV chất lượng cao không tạo ra bất kì sự biến sắc nào có thể thấy được.

Với máy ảnh số, vẫn diễn ra tranh cãi xem liệu ưu điểm của kính lọc UV lấn át được nguy cơ giảm chất lượng hình ảnh hay không. Với những ống kính SLR đắt tiền, chế độ bảo vệ tốt là tiêu chí quyết định vì việc thay kính lọc dễ dàng hơn nhiều so với thay hoặc sửa ống kính. Tuy nhiên, với ống kính SLR rẻ hơn hoặc máy ảnh số compact thì việc bảo vệ không phải là nhân tố quyết định nên sự lựa chọn là do sở thích cá nhân.

Một điểm nữa là kính lọc UV có thể tăng giá trị của ống kính bằng cách giữ ống kính mới tinh. Nói cách khác, kính lọc UV giúp giữ vững chất lượng hình ảnh và có thể thay thế bất cứ khi nào nếu cảm thấy làm xấu hình ảnh.

Kính lọc nóng/lạnh

Kính lọc nóng/lạnh thay đổi độ cân bằng ánh sáng trắng của ánh sáng đến cảm biến máy ảnh. Kính lọc này có thể được dùng để sửa sắc thái màu không thật, thêm sự ấm ấp cho ngày nhiều mây giúp ảnh giống một ngày nhiều nắng.

http://img.handheld.vn/images/quynh/tutfilterscolorcast.jpg
[FONT=&quot]Sắc thái màu cam của hình ảnh trên từ màu đèn đường đơn sắc; với nguồn ánh sáng loại này không sửa cân bằng ánh sáng trắng sẽ không thể đạt được đầy đủ màu.[/FONT]

[FONT=&quot]Kính lọc sắc lạnh hoặc kính lọc đặc biệt ánh sáng đường phố có thể được sử dụng để tạo màu dựa trên nguồn ánh sáng khác. [/FONT]

[/LEFT]

[LEFT]Những kính lọc này không còn quan trọng nhiều với máy ảnh số vì hầu hết máy ảnh số đều điều chỉnh tự động cân bằng ánh sáng trắng và có thể được chỉnh sau khi chụp ảnh với định dạng file RAW. Mặt khác, một số trường hợp vẫn cần kính lọc màu như trường hợp ánh sáng không bình thường hoặc chụp ảnh dưới nước. Đó là vì với nguồn sáng đơn sắc như vậy mà không cân bằng ánh sáng trắng thì sẽ không thể phục hồi đầy đủ màu hoặc ít nhất là sẽ làm nhiễu ảnh.

Hạn chế của kính lọc ống kính

[/LEFT]
http://img.handheld.vn/images/quynh/tutfiltersvignetting.jpg

[LEFT]
Kính lọc chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết vì chúng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh. Sử dụng kính lọc đồng nghĩa với việc thêm một lớp kính giữa cảm biến máy ảnh và đối tượng chụp, do vậy có thể làm cho chất lượng hình ảnh giảm xuống. Thường là sắc thái màu thay đổi, giảm độ tương phản hình ảnh hoặc tạo bóng và tăng độ phản chiếu ống kính do phản chiếu ánh sáng bên trong kính lọc.

Kính lọc cũng có thể làm cháy góc nếu rìa nằm trên đường ánh sáng vào ống kính. Việc này xảy ra khi dùng kính lọc phân cực trên kính lọc UV trong khi sử dụng ống kính góc rộng – làm cho phần rìa của kính lọc nằm trên hình ảnh. Sử dụng nhiều kính lọc có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Lưu ý khi chọn kích thước kính lọc cho ống kính máy ảnh

Kính lọc nhìn chung có hai loại: kính lọc trước và kính lọc xoay. Kính lọc trước thường linh hoạt hơn vì chúng có thể sử dụng với bất kì ống kính có đường kính nào nhưng có thể phiền phức hơn vì chúng cần lắp phía trước ống kính. Tuy nhiên bộ dụng cụ lắp kính lọc có thể giúp cải thiện quá trình cài đặt này. Còn kính lọc xoay có thể cung cấp nắp kín để bảo vệ khi cần thiết và không thể ảnh hưởng đến ống kính. Nhưng nhược điểm của kính lọc xoay là chỉ phù hợp với từng kích thước riêng của ống kính.

[/LEFT]
http://img.handheld.vn/images/quynh/tutfiltersdiameter.png

[LEFT]Kích thước của kính lọc xoay được tính bằng đường kính, tương ứng với đường kính thường được ghi ở phía trên hoặc mặt trước của ống kính máy ảnh. Đường kính này được tính bằng milimet và thường nằm trong khoảng từ 46 đến 82mm của máy ảnh số SLR. Tăng hoặc giảm ống nối có thể chỉnh kích thước kính lọc được sử dụng ở ống kính tương ứng với đường kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Tuy nhiên, tăng ống nối kính lọc có thể sẽ làm cho ảnh bị mờ đáng kể (vì kính lọc có thể năng ánh sáng ở rìa của ống kính), trong khi đó giảm ống nối có nghĩa là kính lọc của bạn lớn hơn (có thể sẽ rắc rối hơn) yêu cầu.

Độ cao của rìa kính lọc có thể cũng là điểm quan trọng. Kính lọc siêu mỏng và các kính lọc đặc biệt khác được thiết để để sử dụng trên ống kính góc rộng mà không bị cháy góc. Ngoài ra, cũng có những kính lọc đắt tiền hơn nhiều và thường không có dợi dây ở bên ngoài để dùng chung với kính lọc khác (hoặc thậm chí nắp ống kính).

[/LEFT]