Mọi việc bắt đầu vì nhiều bất tiện khi dùng máy kiểu “factory default”:
Rất nhiều phần mềm không cần thiết trên máy như: Anti Virus (với tôi, chỉ tổ làm máy chạy chậm đi), chương trình xem Video, các ứng dụng linh tinh khác.
Ổ cứng chỉ có 1 phân vùng (ngoại trừ HPA ra), rất bất tiện cho việc lưu trữ dữ liệu riêng biệt với phân vùng dùng để cài hệ điều hành và các phần mềm cần thiết.
Phần mềm Recovery trong máy chạy rất nhiều công đoạn. Có cảm giác như thời gian cần thiết để khôi phục lại tình trạng “factory default” còn lâu hơn mình thực hiện việc cài đặt bằng tay…
Thế là cuối cùng chưa kịp tìm hiểu ra làm sao, tôi nhét luôn đĩa DVD của mình vào cài OS bản quyền của nhà trồng được, phân vùng lại ổ cứng chính và không sờ đến khu vực HPA, vì nghĩ rằng cứ để đó, có thể khôi phục lại được sau này, biết đâu có lúc dùng tới! Việc phân vùng này được thực hiện bằng chương trình FDISK của Microsoft có trong bộ cài hệ điều hành…
Nhưng sau đó, laptop của tôi không thể vào được chức năng Recovery và các dịch vụ kiểm tra máy. Mặc dù phân vùng HPA vẫn nguyên như cũ. Chắc chắn dữ liệu và chương trình phải nằm ở đâu đó trong BIOS khi khởi động…???
Giờ lại là lúc cần dùng lại chức năng của phân vùng HPA. Nhưng không rõ làm sao khôi phục lại phân vùng này.
Xin hỏi các bạn ai có kinh nghiệm về việc này rồi xin chỉ cho tôi với! Rất cảm ơn! Hy vọng kinh nghiệm đó sẽ giúp được nhiều người như tôi tìm được câu trả lời nhanh chóng!
HPA: Hidden Protected Area. Đây là khu vực lưu trữ hệ điều hành nguyên gốc khi bán máy, dung lượng khoảng hơn 4Gb.
F12 có nghĩa là liệt kê BOOT DEVICE. Ở đây chỉ có cái phím ACCESS IBM là có chức năng vào khu vực đó thôi. Nhưng vô tác dụng sau khi bị FDISK phân vùng lại ổ cứng.
Nhầm với sony! Thế này có nghĩa la huuquynh dùng T42 trở lên mới bị fdisk bay mất phần restore của IBM rồi! Thôi bỏ quách đi cài lại mới cho chắc rồi cài Acronis True Image vào cùng chẳng khác gì!
IBM từ T42 trở lên Fdisk là mất phần Restore đấy!
Em cũng có 1 cái T42, cũng xóa mất cái hidden partition chứa phần recovery.
Nhưng mà em thấy nó cũng kô cần thiết lắm. Windows thì cũ, đi kèm nhiều thứ lỉnh kỉnh. Driver thì cũ.
Cho nên em nghĩ nếu tự cài windows (+ NLite manager windows trước theo ý mình), rồi driver thì lên trang chủ mà download (IBM thì support customer quá tốt rồi) thì mọi thứ chạy sướng hơn.
có một chương trinh gọi là IBM Recovery (khỏang hơn 30Mb có thể download trên IBM) có thể re-active cái này mà anh Quỳnh. cái T42 đó lúc trước em cũng bị như vậy, còn phân vùng ẩn nhưng không chạy Recovery được. anh cần cài bản Windows thường vào trước ( hoặc nếu máy đang họat động bình thường rồi chạy chương trinh này. sau cùng nhấn Access IBM để nó chạy recovery lại thôi.
Tiếp đến cài đặt nó rồi để nó chạy, nó sẽ tự động kiểm tra xem máy bác còn thiếu driver nào, nó sẽ tự động load bản version mới nhất gồm các drivers cũng như utilitíe nguyên bản của IBM, sau đó cài đặt lại hết. Mình cũng có thể tuỳ chọn những cái nào cần cái nào không để cho nhẹ máy.
Chú ý: Chương trình chỉ chạy được với những máy IBM có part number chính xác, những máy nào không chạy được chứng tỏ là máy bị lai tạp, không đúng với part của nhà sản xuất rồi. Chương trình cần đường ADSL để load trên server xuốgn, bác nào dùng Dial-Up thì cũng khá chậm đấy.
Rất vui lòng chia sẻ với mọi người mọi vấn đề về laptop.
Chuyên laptop.
Nguyễn Hoàng Linh
CEO
Everest Corp
www.everest.com.vn
vậy cái windows bản quyền nếu không có thì xử lí sao đây bác? Em đang có cái máy laptop ibm t40, đã xóa mất HPA, có bộ cài đặt Win XP trong đó copy ra đĩa CD, nhưng sau khi cái mainboard bị hỏng, thay mainboard mới vào thì không cài được bộ win này nữa. giờ em phải dùng win xp 8000đ trong khi có bộ xịn mà không làm gì được. Có cách nào xử lí không các bác?
Em thì bật máy lên là nó cứ check RAM, trong khi trong CMOS không cho kt RAM, phải đợi nó check xong 366MB. Rồi đợi bip 1 phát, nhấn ESC mới vào win được. Nó báo gì gì ấy, em quên mất rồi, hình như là UUID invaild hay sao ấy. Vào CMOS kiểm tra thì thấy mac toàn là fff-fff thôi. Hix, các anh có biết lỗi này là gì và cách khắc phục không ạ?
Đối với máy Sony thì có kiểu nào làm như cách của IBM không hả bạn? vì dùng bộ phần mềm theo máy cồng kềnh và chỉ là XP home. Tôi lại có bộ XP pro bản quyền, ma dùng pro sướng hơn (bổn hãng cũng khuyến nghị nên dùng pro mà! Hơn nữa, cài đè Pro lên home thì e đã cồng kềnh lại càng cồng kềnh hơn! Vài câu hỏi mong giúp đỡ.
Em đang dùng T43p, hiện tại thì em đang cần cài lại win, nhưng sau khi em khởi động lại máy, em nhấn Access IBM, nó hiện ra resuce rồi recovery, sau đó em làm theo mấy hướng dẫn nhưng không hiểu đi tới đâu vì nó chỉ recovery ra đĩa (đĩa mới bỏ vào ổ), rồi lại vào Win lại như bình thường mà không thấy làm gì thêm.
Em kính đề nghị những ai đã từng thao tác cài lại win như mới từ đầu có thể viết một bài hoàn chỉnh, nêu rõ các bước để hướng dận không ạ. Em nghĩ có nhiều người mới sử dụng như chúng em sẽ thấy có ích.
Tôi mới mua ổ cứng mới 80gb để thay thế cho ổ 40gb đi theo máy IBM R50, hiện nay tôi không sử dụng được nút Access IBM như cũ nữa, bạn nào biết cách làm cho nút Access IBM hoạt động như cũ chỉ giúp tôi được không. Thanks.
Em có bị lỗi thế này không biết cách khắc phục thế nào. Số là con máy Hp-Compaq dx6120MT của em đang có 2 ỗ đĩa C: và D: một sự bất cẩn em cứ đinh ninh là mình đã copy dữ liệu quan trọng của 2 ổ trên sang một máy khác thành công rồi (làm nhiều việc nên kô tập trung) thế rồi em cho cái đĩa Restore theo máy vào và tiến hành cài lại và rồi cũng bất cẩn kô để ý nên nó đã cho máy về thời điểm xuất xưởng. Giờ chỉ còn một ổ đĩa C: duy nhất. Tất cả các dữ liệu trên ổ D: kô còn. Em dùng chương trình EasyRecovery bản Pro để tiến hành khôi phục dưới dạng Format Recovery nhưng kết quả là chỉ thấy được các thư mục cũ của ổ đĩa C: cũ và không thấy dữ liệu trên ổ đĩa D: Đồng thời cái quan trọng là thư mục Document and Settings lại là thư mục mới chứ không phải là Doc and Set cũ vì thế em không lấy lại được các file văn bản. Theo em hiểu khi mình restore thì nó đã phân vùng lại ổ đĩa nên không thấy lại ổ D: cũ, Vậy bác nào biết có phần mềm nào khác để khổi phục lại dữ liệu nguyên trạng như khi còn ổ C: và D: không? Em cần gấp mong các bác chí giáo.
Bạn muốn tạo bao nhiêu phân vùng trên ổ cứng mà chẳng được? Dùng một chương trình nào đó đại loại như Partition Magic, chia thành bao nhiêu phận vùng tùy ý (Nhớ đừng xóa cái phân vùng phục hồi hệ thống của nó). Sau đó khởi động lại máy, nhấn Access IBM, tiến hành phục hồi lại hệ thống (Nhớ chỉ Format phân vùng C thôi nghen).
Con T43 của tôi chia thành 3 phân vùng vẫn chạy vô tư, Windows vẫn còn “xịn”, không bị ảnh hưởng.
Chúc bác thành công.