[size=5]Toán học người và khỉ[/size]
**PHUƠNG TRÌNH TOÁN HỌC GIỮA NGƯỜI VÀ KHỈ **
**Phương trình 1 **
Đàn ông = ăn + ngủ + làm việc + giải trí
Con khỉ = ăn + ngủ
Tương đương hoán đổi: Đàn ông = con khỉ + làm việc + giải trí
Chuyển vế và đổi dấu => Đàn ông - giải trí = con khỉ + làm việc
*Kết luận : Đàn ông không giải trí (thì) = con khỉ làm việc *
**Phương trình 2 **
Đàn ông = ăn + ngủ + kiếm tiền
con khỉ = ăn + ngủ
Suy ra: Đàn ông = con khỉ + kiếm tiền
và chuyển vế đổi dấu: Đàn ông - kiếm tiền = con khỉ
*Kết luận: đàn ông không biết kiếm tiền thì chỉ = 1 con khỉ ! *
**Phương trình 3 **
Đàn bà = ăn + ngủ + tiêu tiền
con khỉ = ăn + ngủ
Đàn bà = con khỉ + tiêu tiền
và cũng lại dùng phép giở quẻ đổi vế => Đàn bà - tiêu tiền = con khỉ
Kết luận: Đàn bà mà không biết tiêu tiền thì cũng như (=) khỉ thôi.
Vậy từ PT2 và PT3 ta thu được
1/ Đàn ông không biết kiếm tiền = Đàn bà không biết tiêu tiền
2/ Đàn ông kiếm tiền để cho Đàn bà không trở thành con khỉ (tiền đề 1)
3/ Đàn bà tiêu tiền để cho Đàn ông không trở thành con khỉ
Nếu cộng lại thì:
Đàn ông + Đàn bà = con khỉ + kiếm tiền + con khỉ + tiêu tiền
do kiếm tiền mang dấu dương còn tiêu tiền mang dấu âm cho nên phương trình còn lại khi hai dấu triệt tiêu sẽ là:
**Đàn ông + Đàn bà = 2 con khỉ sống với nhau… !!! !!!
**--------------------------------------------
[size=3]Bài thơ với 8 cách đọc[/size]
Cảnh xuân
Cách đọc thứ nhất là đọc xuôi, bình thường:
“Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xuân biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười”.
Đến cách đọc thứ hai, là đọc ngược từ phải sang trái và từ dưới lên:
“Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta”
Cách đọc thứ ba, là đọc xuôi như cách đọc thứ nhất, nhưng mỗi câu thơ bỏ hai từ đầu:
“Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười”
Cách đọc thứ tư, là đọc ngược từ phải sang trái, từ dưới đọc lên, mỗi câu thơ lại bỏ hai từ cuối:
“Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta”
Cách đọc thứ năm là đọc ngược từ phải sang trái, mỗi câu bỏ ba từ đầu:
“Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân”
Cách đọc thứ sáu, là đọc xuôi, mỗi câu bỏ 3 từ cuối:
“Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai”
Cách đọc thứ bảy, là đọc xuôi, mỗi câu thơ bỏ bốn chữ đầu:
“Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười”
Cách đọc thứ tám, là đọc ngược từ dưới lên, mỗi câu lại bỏ bốn từ cuối:
Bóng thướt tha
Tiếng ngân nga
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta"