ebook "Quo Vadis"

[size=3]QUO VADIS[/size]

        [size=3]***H. Sienkievich***[/size]
     
        [size=3]***Dịch và giới thiệu: Nguyễn Hữu Dũng***[/size]
     
        [size=3]**(Trọn bộ 2 tập)

**[/size]
http://thuvien-ebook.net/upload/images/tvh/8.2006/quo%20vadis_1.jpg

** Tên sách: Quo Vadis
Tác giả: H. Sienkievich
Dịch và giới thiệu: Nguyễn Hữu Dũng
Nhà xuất bản: Văn học
Năm xuất bản: 9-1995
Trọn bộ 2 tập
Khổ: 13x19 cm

Đánh máy (TVE): anhhung9x, Binhnx2000, joke, khongtamthai, ngbichthuy, Nolf
Sửa chính tả (TVE): dqskiu, rfidquyen
Chuyển sang ebook: tovanhung (TVE)
Ngày hoàn thành: 1/8/2006
http://www.thuvien- ebook.net
**

[size=3]LỜI GIỚI THIỆU[/size]

Henryk Sienkievich (Henryk Sienkieweiz) là một trong những văn hào lớn nhất của nhân dân Balan. Sáng tác của ông có một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Ba Lan, đồng thời được đánh giá rất cao trên văn đàn thế giới. Với tiểu thuyết Quo vadis ông được tặng giải Nôben về văn học năm 1905.
H.Sienkievich sinh ngày 5 - 5 - 1816 tại Vola Okseiska miền Podleise trong một gia đình quý tộc đã bị sa sút. Vào những năm 1866 - 1869 ông theo học các khoa luật học, y học rồi văn học tại Trường Chính (nay là trường đại học tổng hợp Vacxava).

Bước vào nghề làm báo từ năm 1860 bằng những tiểu luận và phê bình sân khấu, Sienkievich bắt đầu được chú ý đến như một cây bút có triển vọng với truyện Phi hoài (1872). Trong những truyện ngắn tiếp theo, ông đã miêu tả một cách sắc nét tâm tư của lối sống phong kiến gia trưởng (*Người đầy tớ già - *1875, *Hania - *1876). Thời kỳ 1876 - 1882 ông đi rất nhiều nơi ở châu Âu, châu Mỹ, và cho đăng *Những bức thư từ các chuyến đi *(1876 - 1878) cùng hàng loạt truyện ngắn và truyện vừa rất xuất sắc, trong đó nổi bật lên vấn đề thân phận người nông dân.

Năm 1892 đánh dấu một bước ngoặt trong sáng tác của H.Sienkievich; từ lĩnh vực truyện ngắn và truyện vừa, ông bước sang miền đất mới của các tiểu thuyết lịch sử. Ông cho ra đời bộ ba tiểu thuyết lịch sử viết về những cuộc chiến tranh diễn ra ở Ba Lan hồi thế kỷ XVII: *Bằng lửa và gươm *(1883 - 1894), *Trận hồng thủy *(1884 - 1886), *Ngài Volodyjovxki *(1887 - 1888). Mang đậm chủ nghĩa yêu nước, tiểu thuyết bộ ba này là một đỉnh cao chói lọi trong sự nghiệp sáng tác của Sienkievich, là một tác phẩm trong kho tàng văn học Ba Lan.

Tiếp theo, Sienkievich hoàn thành hai tiểu thuyết tâm lý xã hội *Phi giáo lý *(1889 - 1890) và Gia đình Polanjexki, trong đó ông phê phán giới quý tộc đang suy đồi.

Đề tài tiểu thuyết lịch sử *Quo vadis *(1895 - 1896) là cuộc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo thời Nerô bạo chúa ở Cổ La Mã.

Tiểu thuyết lịch sử *Hiệp sĩ Thánh chiến *(1897 - 1900) miêu tả cuộc chiến tranh giữ nước hồi thế kỷ XV với các trận đại thắng Grunvald lẫy lững, chống lại các hiệp sĩ thuộc dòng tu Thánh chiến, mà thực chất là chống lại đế quốc Phổ, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Ba Lan.

Trong thời kỳ “hồi xuân” gần cuối đời, sau khoảng 10 năm bệnh tật liên miên. H.Sienkievich đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết du ký rất xuất sắc dành cho bạn đọc trẻ tuổi *Trên sa mạc, trong rừng thẳm *(1910 - 1913) và tiểu thuyết lịch sử *Những đội quân lê dương *(1913 - 1914) mà cái chết không cho phép ông hoàn thành.

Henryk Sienkievich mất tại Vêvê (Thụy Sĩ) ngày 15 - 11 - 1916 thọ bảy mươi tuổi.

Trong ngót nửa thế kỷ sáng tạo. H.Sienkievich đã để lại cho nhân loại một di sản văn học đồ sộ và vô giá. Ngay từ thủa sinh thời của văn hào đã từng có nhiều người cố gắng thu thập và xuất bản toàn bộ những tác phẩm của ông. Đáng chú ý nhất là công trình của nhà xuất bản *Gebethner *và Wolf, trong những năm 1880 - 1939 đã xuất bản bốn mươi sáu tập tác phẩm chọn lọc của Sienkievich. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, bè lũ Hítle ra lệnh cấm lưu hành những tác phẩm sục sôi lòng yêu nước của Sienkievich, chúng ra sức tịch thu và đốt các tác phẩm của ông, song nhân dân Ba Lan vẫn nâng niu, gìn giữ, truyền tay nhau đọc, dù rằng không ít người vì thế đã bị kết án tử hình hoặc bị đưa vào trại tập trung.

        *****


     
     
                    Với những giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật lớn lao, ngay từ khi ra đời, *Quo vadis *đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Tác phẩm đã gây nên những chấn động mạnh trong giới văn học nghệ thuật thế giới. *Quo vadis *nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Từ lúc sinh thời, tác giả đã nhận được bản dịch *Quo vadis *bằng các tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Nga, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Tiệp Khắc, Hunggari, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Acmênia, Phần Lan, Lítva, Nhật và Ả Rập. Cho đến nay, *Quo vadis *đã được dịch ra trên bốn mươi thứ tiếng khác nhau. Tác phẩm cũng rất nhiều lần được đưa lên sân khấu và màn ảnh ngay từ những năm xa xưa nhất, đồng thời nó cũng trở thành đề tài của không ít công trình khảo cứu, không những chỉ ở Ba Lan mà trên phạm vi thế giới.

Chuyển đạt lời văn của H.Sienkievich đến bạn đọc là một khó khăn lớn đối với người dịch, đặc biệt là trong trường hợp Quo vadis, bởi lẽ tiểu thuyết đề cập đến một thời đại, một nền văn hóa xa xưa có nhiều khác biệt với bạn đọc Việt Nam ngày nay. Để phần nào hỗ trợ cho bạn đọc trong việc tìm hiểu tác phẩm, chúng tôi có soạn thêm phần chú thích (bố trí ở cuối tập II) đề cập đến một số tên người và địa danh có trong tác phẩm nhưng không phổ biến lắm ở ta. Chúng tôi hy vọng rằng, mặc dù có những khiếm khuyết và hạn chế khó tránh khỏi, bản dịch *Quo vadis *từ nguyên bản tiếng Ba Lan sẽ là một dịp để bạn đọc tiếp xúc với Henryk Sienkievich, một nhà văn kiệt xuất, người đại diện xứng đáng cho nền văn học cổ điển rất phong phú của dân tộc Ba Lan

Hà Nội, ngày 9 tháng năm 1985
** NGUYỄN HỮU DŨNG**

    [FONT=&quot][1][/FONT]](http://thuvien-ebook.net/forums/#_ftnref1) Tên tác phẩm để nguyên theo mẫu tự La Tinh. Đọc là *Quơ Vadis* và có nghĩa: *Đi đâu*

[FONT=&quot][2][/FONT]](http://thuvien-ebook.net/forums/#_ftnref2) Tựa đề của tác phẩm lấy theo tên nhà thờ nhỏ này và bắt nguồn từ một truyền thuyết của đạo Thiên chúa. Tương truyền rằng khi Nêrô ra lệnh truy nã và khủng bố các tín đồ Thiên chúa. Sứ đồ Piotr phải rời khỏi Roma để lánh nạn. Trên đường đi Piotr thấy Đức Chúa Jêxu Crixius hiển hiện, bèn hỏi: « Quo vadis Domine? » (Latinh: Người đi đâu vậy thưa Đức Chúa?... ). Chúa đáp «Khi ngươi rời bỏ dân ta thì ta phải đến Roma để chịu đóng đinh câu rút lần thứ hai ». Sứ đồ Piotr tỉnh ngộ, quay trở về Roma, rồi tử vì đạo cùng các con chiên.

Download