Cư dân vùng nam Thái Bình Dương có nguồn gốc từ VN?

http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/03/3B9F4288/

Nhỡ mấy con heo hồi xưa nó khỏe, nó bơi qua tận đấy được thì sao nhỉ :D:D:D

Thời đó chắc là tùy tùng của Mai An Tiêm. Mai Am Tiêm được về, còn tùy tùng thất lạc đến tận châu Úc :D!

Nhiều khi các báo thiếu đề tài để đăng, để lấp vào khoảng trống đó họ lấy những bài “lá cải” ở đâu đó trám vào.
Sự hiện diện của những con heo Việt Nam ở các đảo Nam Thái Bình Dương không có nghĩa là ngày xưa người Việt Nam ta đã làm một chuyến viễn du đến xứ này, ngày nay nếu cần các nhà khoa học sẽ cho làm một loạt các xét nghiệm về gen là biết ngay thôi chứ cần gì phải đưa mấy con heo ra.

Nhưng những con heo Việt Nam có mặt ở các đảo trên là có thật???
Đúng, điều này không ai phủ nhận. Nhưng sao không đặt vấn đề là trên đường tới các đảo trên người Đài Loan khi xưa đã cập các thương cảng Việt Nam để mua lương thực mà trong đó có con heo???
Chúc sức khỏe.

Thực ra thì đã có nhiều nghiên cứu về nhân chủng học rồi. Người Việt cổ được nhóm vào người Nam Đảo, tương ứng với con cháu Thần Nông (cư dân lúa nước, kéo dài ở phía Nam châu Á). Chỉ có điều chưa có bằng chứng xác thực. Hiện có 1 bằng chứng nữa rất đáng được quan tâm, đó là: các cư dân cổ ở Nam Đảo cũng có trống đồng, loại hậu duệ của trống đồng Đông Sơn (được cho ở VN). Chúng ta có quyền tin vào điều đó để đi tìm lại đúng chân lý, điều mà các nước đô hộ trước đây đã cố tình xóa bỏ hoặc bôi nhọ nhằm nô lệ dân tộc ta.

Cho dù người Nam Đảo không phải là xuất phát từ VN, thì chí ít ra, cách đây 3600 năm, người Việt cổ đã biết thuần dưỡng lợn (heo) và đã có hoạt động buôn bán. Chứng tỏ rằng , cách đây ít nhất 3600 năm, dân tộc Việt (không chắc đã là Việt Nam bây giờ), đã là 1 dân tộc văn minh, có tổ chức xã hội chặt chẽ.

Những vật dụng của người cổ xưa hay dùng như phèng, khèng, cồng, chiêng, búa, rìu, đàn đá, giáo mác và cả nhà sàn, nhà rông mà các nhà khảo cổ khai quật được cho thấy ngoài Việt Nam, các nước chung quanh trong khu vực đều có thậm chí ở những nơi thật xa như Ấn Độ cũng có, và việc đưa ra bằng chứng vẫn tranh cãi cho đến ngày nay và cũng chưa có kết luận : Xuất phát từ đâu trước?
Có phải người Việt Nam cổ xưa đã mang những vật dụng đó đến các nước này ?
Xin thưa : Không dám ạ, cho em xin.

Một thí dụ nữa về hình tượng thờ cúng : Long, Ly, Qui, Phụng. Con Rồng, con Phụng (chim Phụng Hoàng hoặc Phượng Hoàng), con Ly ( hoặc Lân là cái con mà Tết hay múa gọi là múa Lân).
Từ thời cổ…cổ đại đến giờ đã có ai đã nhìn thấy con Rồng con Phụng con Lân chưa?
Xin trả lời : Chưa. (Ngoại trừ trong giấc mơ để đánh đề đóm).
Có bao nhiêu nước có hình con Rồng con Phụng con Lân trong Đình, Chùa chiền (nói chung là thờ cúng) : Rất nhiều nước.
Thế chúng xuất phát từ đâu ??? Chưa có câu trả lời.

Chúng ta là những người thế hệ sau, có nhiệm vụ làm sáng tỏ nhiều vấn đề chưa được làm rõ (nếu theo học chuyên ngành). Nhưng sự việc giống như chuyện Con Gà và quả trứng.

Long, Ly, Quy, Phụng chẳng liên quan gì đến vụ này cả. :smiley:

Việc trống Đồng (có hình mặt trời, chim muông, người nhảy múa…) xuất phát từ Việt tộc (không phải là Việt Nam, vì Việt Nam là quốc gia bây giờ) đã được các nhà nghiên cứu thế giới công nhận. Nhưng các nhà nghiên cứu người Pháp và người Hoa thì không công nhận. Dễ hiểu thôi, họ muốn xóa sạch mọi thứ. Người Hán cố gắng xóa văn hóa Việt hơn 1000 năm, người Pháp gần 100 năm. Nhiều nhà học giả Việt Nam (đa số đang ở nước ngoài) có điều kiện đọc được nhiều nguồn thông tin, đã chứng minh như vậy.
Cũng dễ hiểu khi tết vừa rồi, nhiều người vẫn còn tin là theo Lịch tàu mới chuẩn :(. Vì lịch ta đương nhiên kém hơn. Nhưng các bác có biết ở Trung Quốc người ta gọi âm lịch là gì không: nông lịch (lịch của cư dân lúa nước). Trong sử Tàu có ghi: ở xứ Việt có cách ghi nông lịch trên mai rùa, thấy hay, vua bèn cho chép lại gọi là Quy lịch. Thế mà mấy nghìn năm sau, con cháu người Việt cứ khăng khăng bảo là chúng ta không có lịch (đơn giản vì bị đốt hết rồi còn đâu).

Nhân bác nói về con gà và quả trứng thì nhắc lại chuyện về con chim đại bàng (chắc bác biết): Một con chim đại bàng non bị rớt xuống đàn gà, nó được đàn gà chăm sóc. Đến 1 ngày, nó thấy khát vọng bay lên. Nhưng đàn gà xung quanh bảo nó “mày là gà thì bay làm sao được”. Nó thấy nhiều con bảo thế, thế là nó tin mình là gà thật và chẳng bao giờ muốn bay lên nữa. (Lưu ý là không có ý nói ai là gà, hoặc đại bàng đâu nhé. Không lại to chuyện :D. Tôi chỉ lấy ví dụ này để nói rằng: khi nhiều người bảo thế thì ta tin thế, thực tế không phải thế. Chúng ta hàng ngàn năm bị người TQ bảo là gà, gần 100 bị người phương Tây bảo là gà, tôi và các bác có nên tin chúng ta là gà không.)

Cám ơn Bác nncuong,
Bài viết của Bác rất chi tiết và rất tốt. Em xin ghi nhận để thêm tư liệu.

Hơ hơ, thảo nào ông nncuong bị dân HHVN gọi là “nhà tư tưởng” (còn 1 câu nữa khó nghe hơn em không dam post, sợ bị ban :D).

Úi, không dám nhận, tranh luận cho vui thôi. Với lại trong lúc “trà dư tửu hậu” không có đề tài gì (chứng khoán không biết, tiền không có nhiều, quản lý kém vì toàn để quân bỏ đi…), chỉ bày ra nói chuyện văn hóa cho có chuyên đề.
Tôi là người có cách nghĩ truyền thống (không biết có bị gọi là cổ hủ không) nhưng rất thích chơi đồ công nghệ cao. Phần cứng thì đương nhiên là hiện đại rồi, phần mềm sẽ cố gắng có tí văn hóa truyền thống để bù lại :smiley: :smiley: :smiley:

Bác lại khéo nói đùa không sợ làm mếch lòng Bác nncuong à. Còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết. Chưa biết thì phải học. Học Thầy, học bạn, học mọi lúc mọi nơi… Người bạn chỉ cho ta biết điều đó là thế nào dù là nhà…gì đi nữa cũng không phải là việc ta quan tâm. Vấn đề là phát biểu có đúng không? Có thuyết phục không?
Những vấn đề liên quan đến tri thức chúng ta phải hết sức quan tâm.

Bác có gì chỉ cho em thêm không? Xin chúc sức khỏe các Bác. Thân mến.

Thật là đáng quý, xin ghi nhận sự học hỏi của bác. Để sau này có biết gì thì sẽ trao đổi với bác, nhằm nâng cao kiến thức :slight_smile: :slight_smile: :slight_smile:

Quá hay !

  • Đây là một bài viết được Tuổi Trẻ dịch từ báo nước ngoài (trong đó có BBC), công bố một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Durham và Oxford (Anh), đăng trên tạp chí Biên bản Viện hàn lâm Khoa học Mỹ (Proceedings of the National Academy of Sciences). Bài báo được đăng vì là một thông tin lý thú, liên quan đến VN chúng ta. Sau đó, được VnExpress dẫn lại. Như vậy, chắc chắn nó không phải xuất hiện do “thiếu bài”; BBC cũng không phải nguồn tin “lá cải”; tạp chí khoa học của Mỹ - đất nước sở hữu nhiều giải Nobel nhất thế giới - lại càng không đáng nghi ngờ về tính nghiêm túc. (1)

  • Thời điểm được các nhà khoa học giả thiết là 3.600 năm trước, tôi không hiểu VN lấy đâu ra “thương cảng” để cho người Đài Loan ghé vào? (2)

Từ (1) và (2), muốn nói: Nghi ngờ và phản biện là cần thiết, nhưng cần có thái độ tích cực và thận trọng. Bạn không thể bình luận về một đề tài nghiêm túc và chắc chắn là quá tầm so với kiến thức của mình một cách vô trách nhiệm và có phần thiển cận như vậy! Dễ hiểu, tại sao nó lại chỉ đáng xem là những lời “bình loạn”, kể cả khi bạn đã tung thêm một ít hỏa mù bằng sự lý giải về văn hóa, khá hỗn độn, loằng ngoằng ở phía sau.

@nobita: chính xác, em đang chờ phản biện của bác đấy :smiley:

khiếp “đanh đá” quá! :smiley:
anyway phản biện của bác rất được :cool:

Bài phản biện khá hay, em xin góp vài ý nhân khi khó ngủ:

  • Về trống Đồng thì của Việt tộc hay Việt gì đi nữa thì chung quy nó cũng của người VN. Nó thuộc về lịch sử của đất nước Việt Nam và điều này là hiển nhiên không cần bàn cãi, còn ai muốn nghiên cứu hay công nhận nó hay không thì tùy ý họ thôi, ta không bắt buộc và cũng chẳng cần hiểu họ làm gì.
  • Về lịch : VN và TQ đều có âm lịch. Chủ yếu để tính mùa màng do đó còn gọi là nông lịch. Em tin là người VN chúng ta đã biết làm lúa nước trước khi bị người TQ xâm chiếm, vậy thì chúng ta cũng phải có nông lịch này rồi chứ đâu đợi đến khi TQ qua đâu? Con cháu loại nào lại có thể khăng khăng nói chúng ta không có lịch vậy? Họ tồn tại đến ngày nay là nhờ lúa gạo của TQ chăng?
  • Về gà : Chuyện gà này cũng hay nhưng nói ra ở đây không chính xác lắm. Nếu bác so chúng ta như con đại bàng kia thì đàn gà nuôi chúng ta là ai? Tây hay là Tàu vậy? Lịch sử đã chứng minh chúng ta đã tự tại hàng ngàn năm nay trên chính đất nước VN này. Vây liệu chúng ta có cần ai đó nói chúng ta là ai làm gì không?
    Tóm lại chúng ta là người VN, cần nhìn vào lịch sử oai hùng để tự tin bước vào thời kỳ hòa nhập, không việc gì phải tự ti mặc cảm cả các bác nhỉ. Chắc là em đi ngủ được rồi đây :slight_smile:

EM chờ bác mãi, giờ bác mới ló mặt ra :slight_smile: :slight_smile: :slight_smile:

Chào các anh chị,
Anh em chúng ta đến đây với tinh thần trao đổi học tập lẫn nhau là chính với mục đích là giúp nhau càng ngày vươn lên. Đó là điều mà mọi người ai cũng mong muốn. Nói về sự hiểu biết thì mỗi người đều có trình độ khác nhau, người biết nhiều người biết ít chứ đâu có ai có thể biết hết được. Cả về trình độ lý luận cũng vậy, có người nói rất hay rất hấp dẫn, lôi cuốn người nghe nhưng ngược lại cũng có người nói không được khéo lắm.

Khả năng anh biết những gì? Anh còn nghi ngờ gì anh cứ việc phát biểu theo sự cảm nhận của anh. Anh biết ít không có nghĩa là anh không được phát biểu.
Anh sợ nói sai người khác sẽ phê bình anh? nếu anh nghĩ vậy thì suốt đời anh chỉ biết những gì anh đang có thôi (mà chưa chắc những gì anh đang có đã đúng).
Không ai cười những người muốn thực sự cầu tiến.
Lời trong bài viết của Bác nobita hôm nay có vẻ “hơi căng” nhưng Bác đã đưa ra được những bằng chứng, đánh giá cụ thể, những lập luận hết sức vững chắc và sắc bén. Những điều Bác nói trên là những điều tôi chưa từng được biết, bây giờ biết rồi thì phải tiếp thu. Phải cám ơn Bác nobita đã cho mình thêm một ít kiến thức.

  • Bác có thể cho em những link nói về đề tài này của các cơ quan truyền thông như Bác nói ở trên để em có thêm tư liệu không ạ?

@ TNP : Bác có thể tham gia tranh luận cùng với anh em về đề tài này được không?

Bài viết của Nobita đúng là hơi căng nhưng rất đúng và cần thiết. Em cũng tán thành cách suy nghĩ của bác ấy. Vote cho bác Nobita một cái :D.