[size=4]Sự ra đời của một công nghệ mới hứa hẹn sẽ cho ra lò thế hệ màn hình cứng cáp và bền hơn cả mặt kính hay thậm chí loại sapphire crystal.[/size]
[size=5]
Kim cương có lẽ sẽ khiến mọi người liên tưởng đến các loại trang sức nhiều hơn, song bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn thấy rằng trong tương lai gần, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chiếc smartphone, đồng hồ hay thậm chí một chiếc fitness band có màn hình/mặt kính làm từ kim cương. Vâng, chính là kim cương đó ạ.[/size]
[size=4]https://cnet3.cbsistatic.com/img/ndb2Vwlnchu34q9cr6eNXgrEgZ0=/2017/02/09/6f89f898-b1f0-4c91-8058-801d85876d7d/diamond-glass-4289-002.jpg
Hãy thử tưởng tượng màn hình điện thoại của bạn được làm từ kim cương?[/size]
[size=5]Tính đến thời điểm hiện tại, đã có khá nhiều thiết bị được sản xuất với mặt kính sapphire crystal (ví dụ như phiên bản 12Gb của chiếc HTC U Ultra, hay chiếc điện thoại nổi tiếng là “nồi đồng cối đá” Kyocera Brigadier). Adam Khan, CEO của Akhan Semiconductor – công ty chuyên về phát triển ứng dụng của các loại kim cương trong lĩnh vực điện tử, đã bày tỏ quan điểm về việc sử dụng kim cương để sản xuất phần mặt kính bảo vệ, hoặc màn hình điện thoại. Vị CEO này cho rằng kim cương có thể tạo nên sản phẩm cứng cáp, bền và sạch hơn tất cả những gì chúng ta từng biết.
Mặc dù dự án đã được khởi động, song không có nghĩa là ý tưởng này sẽ được áp dụng trên mọi loại điện thoại. Akhan đã tuyên bố rằng công ty vẫn đang đàm phán với các hãng sản xuất điện thoại khác nhau, nhưng sẽ chỉ hợp tác với một thương hiệu điện thoại di động và một thương hiệu về các thiết bị đeo tay mà thôi. Quyết định này được đưa ra dựa trên khả năng cung ứng, và chủ yếu là xuất phát từ ý đồ muốn trao lợi thế độc quyền cho nhà sản xuất nhất định để đẩy mạnh quảng bá.
Ben Stanton, một chuyên gia của Canalys cho rằng công nghệ màn hình rất tiềm năng, và các nhà sản xuất smartphones thì luôn đau đầu để tạo nên ưu thế khác biệt, vượt trội của họ trong hằng hà sa số các tên tuổi smartphones hiện nay, đặc biệt là ở phần cứng của thiết bị.
Akhan Semiconductor dự kiến sẽ sản xuất đủ lượng kính kim cương cho khoảng 10 đến 30 triệu chiếc điện thoại, và khoảng ít hơn 1 triệu màn hình bảo vệ cho các thiết bị đeo được như smartwatches hay fitness bands, ngay khi mà công ty này đủ khả năng đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Sự sẵn sàng của công ty này rõ ràng là chưa đủ thuyết phục nếu đặt tốc độ và lượng bán ra những chiếc iPhones của Apple trong quý vừa rồi (tính đến ngày 31/12/2016): 78,3 triệu chiếc iPhone.
Do vậy, mặt kính kim cương có lẽ sẽ phù hợp hơn với một chiếc điện thoại đến từ hãng nhỏ hơn, hoặc bản thân thiết bị dùng đến chúng là một loại chuyên dụng, hoặc đặc biệt thay vì mặt hàng phổ thông.[/size]
[size=6]Tại sao lại là kim cương mà không phải chất liệu nào khác?[/size]
[size=5]Mặc dù hiện đã được cải tiến khá nhiều và có những ưu điểm nhất định về độ bền, song các loại màn hình đều không tránh khỏi xây xước nếu bị rơi hoặc tiếp xúc với các vật dụng khác hàng ngày, như vô tình bị cọ vào chiếc chìa khóa của bạn chẳng hạn.
Kim cương là một trong những vật chất cứng rắn nhất trên trái đất. Khan cho rằng do đó nếu chúng ta đặt chúng lên trên mặt kính thường, mặt kính không cường lực, chúng sẽ chịu lực tốt hơn 6 lần và cứng hơn 10 lần so với khi chỉ dùng một loại kính mà thôi.
Tính chất cứng rắn vốn có của kim cương khiến chúng trở nên lí tưởng về chống bụi bẩn và chịu nước.[/size]
[size=4]https://cnet3.cbsistatic.com/img/J-U0K4jefGw45qs6Ke0osTkN6C4=/2017/02/09/a6c6db64-1089-43f5-b32f-909ff5ebf5a8/diamond-glass-4278-001.jpg
Có lẽ bạn sẽ không còn phải cau mày khi thấy vết vân tay bẩn để lại trên màn hình điện thoại một khi chiếc màn hình ấy được làm từ kim cương[/size]
[size=5]Song ngoài khả năng chịu lực và độ bền, kim cương còn có các ưu điểm khác, nổi bật là khả năng chống nhiệt cho các thiết bị điện tử, cả trên bề mặt và làm chất bán dẫn (để tránh cho bộ xử lý bị quá nóng). Thực chất, sử dụng kim cương sẽ làm mát cho thiết bị tốt hơn tới 800 lần so với các chất liệu thông thường. Như vậy hẳn sẽ thoải mái hơn cho người dùng khi sử dụng VR hoặc AR.[/size]
[size=6]Kim cương hay Sapphire Crystal?[/size]
[size=5]Kim cương không phải chất liệu duy nhất thâm nhập vào cuộc cạnh tranh làm thế nào để sản xuất những thiết bị bền hơn. Sapphire crystal từ phòng thí nghiệm với độ trong và màu sắc dịu hơn (không phải xanh đậm như trên đá sapphire vẫn được bán hoặc trưng bày) vốn đã được ưu ái trong lĩnh vực vũ trụ, nhiếp ảnh và chế tạo đồng hồ suốt thời gian qua nhờ độ cứng và bền của nó.
Sapphire crystal cũng đã được dùng trên màn hành điện thoại như HTC U Ultra, thương hiệu xa xỉ Vertu; ngoài ra còn được thấy trên phần lens của camera như ở iPhone 7 và 7Plus.[/size]
[size=4]https://cnet3.cbsistatic.com/img/VspzQ7Ru-zpCUL0QXU52lyt3pxo=/2017/02/09/867f770f-38d8-4cb7-bd64-71d75194b5e3/diamond-glass-4296-003.jpg
Kính từ kim cương sẽ chống xước cho lens của camera điện thoại tốt hơn[/size]
[size=5]Tuy nhiên, kính kim cương cũng có những ưu thế riêng của nó. Kim cương nano-crystalline có khả năng chịu nhiệt tốt hơn sapphire crystal, do đó không dễ bị giòn hay dễ vỡ như sapphire crystal.
Không phải tất cả mọi người đều quá phấn khích về kim cương hay sapphire crystal. Jeff Evenson, giám đốc chiến lược của Gorilla Glass-maker Corning cho rằng kim cương, hay pha lê đều có một vấn đề là chúng rất mạnh và cứng trừ khi chúng đứng một mình. Ý của Evenson là muốn liên hệ đến cấu tạo nguyên tử của chất liệu này. Thực tế thì bề mặt của pha lê có thể bị vỡ đột ngột dưới tác động cực mạnh cũng giống như khi một chiếc máy cắt kim cương cắt bề mặt các vật khác với độ cứng tương tự kim cương vậy. Khi chúng ta tạo một nhát cắt lên bề mặt, năng lượng từ nhát cắt đó sẽ lan truyền ra toàn bộ khối chất và làm giòn, làm vỡ khối chất đó. Đây dường như sẽ là gót chân Asin của bề mặt kính kim cương vậy.
Evenson cũng cho rằng việc sản xuất sao cho sản phẩm vừa mỏng lại vừa lớn cũng đồng thời khiến chúng dễ vỡ hơn. Corning đã từng thử kiểm tra kính sapphire bằng các lần làm rơi đế đi đến kết luận như vậy. Công ty này đã sử dụng sapphire crystal trong các sản phẩm quân đội và vũ trụ từ những năm 1960.[/size]
[size=6]Rẻ và dư thừa ư? Có lẽ không đâu[/size]
[size=5]Kính kim cương đương nhiên sẽ đắt hơn các loại kính bảo vệ thông thường. Ví như với sapphire crystal, việc sản xuất đủ để quay vòng thôi dường như cũng không hề đơn giản. Với khả năng tiêu thụ và sử dụng của người dân toàn cầu ngày nay, bất kỳ công nghệ mới nào cũng cần đáp ứng được khả năng ứng dụng thực tiễn cho hàng trăm triệu thiết bị trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này thì những công ty như Corning có thể làm được tương đối tốt (như việc họ sản xuất Gorilla Glass chẳng hạn), song sẽ là thách thức lớn cho các công ty non trẻ hơn.
Cũng như sự ra mắt của sapphire crystal hay Gorilla Glass trước đây, mặt kính hiển thị bằng kim cương hứa hẹn nhiều triển vọng về một sản phẩm màn hình điện thoại hoàn hảo hơn, bền, cứng, tránh bị vỡ do những cú rơi bất cẩn mà không cần đến một lớp kính cường lực bảo vệ phía trên nữa.
Tuy nhiên đừng vội reo hò, bởi không có gì là hoàn hảo tuyệt đối và mọi thứ không bao giờ diễn ra chuẩn xác như dự định được Ví dụ như vụ phá sản của GT Advanced – đơn vị cung cấp sapphire crystal cho Apple hồi năm 2014 chẳng hạn. (tuy rằng hiện nay công ty này đã có chút khởi sắc trở lại.)
Nhìn chung, chẳng ai lại muốn chiếc điện thoại mới tinh của mình có những vết xước cả. Sẽ thật phiền hà và mệt mỏi nếu chúng ta đã bỏ ra cả chục triệu đồng sắm chiếc điện thoại để rồi lại phải trả thêm tiền sửa chữa mỗi lần chúng vô tình bị rơi và xước xát, hay thậm chí là vỡ.
Liệu kim cương sẽ là giải pháp cho mối quan ngại này chăng? Có lẽ phải chờ công ty Akhan Semiconductor đạt được mục tiêu của họ thì chúng ta sẽ biết được thôi.[/size]
[RIGHT][size=4]Nguồn:
CNET[/size][/RIGHT]