Việc update BIOS cho notebook về cơ bản là nâng cấp Firmware cho Mainboard nhằm để sửa lỗi (fix bug), tăng khả năng tương thích giữa các thiết bị và ứng dụng để cho toàn hệ thống đạt được hiệu suất cao nhất.
Có hai cách update BIOS: live update (cập nhật BIOS trực tuyến)(tùy theo từng hãng sản xuất có hộ trợ tính năng này hay không) và update BIOS thông qua DOS như cách bác đang làm
Khi update BIOS không ảnh hưởng gì đến dữ liệu trên máy của bác tuy nhiên phải cẩn thận và kiểm tra BIOS version có đúng Model Notebook của máy hay không nếu sai là tiêu luôn phải thay BIOS hoặc Mainboard mới.
Một điểm khá quan trọng là khi nậng cấp BIOS cho notebook thường thì ngoài Pin bác nên cắm thêm nguồn AC khi nâng cấp.
Nếu chỉ cần chạy file ngay trong windows để update BIOS thì nên làm. Nhiều khi sửa được lỗi mà bình thường ko hiểu sao lại thế (ví dụ: máy ko nhân pin !!!)
Nhưng với loại đòi dùng FDD thì có lẽ không nên làm, nếu như máy của bác vẫn đang chạy và ko có lỗi gì ghê gớm. Độ tin cậy của FDD bây giờ quá tồi, lỡ ra là toi mất cái máy.
Theo mình khi mua máy các bạn nên đề nghị update BIOS (hoặc máy được bảo hành thì cũng nên update BIOS) vì nếu là máy dựng tất cả các phần cứng không tương thích sẽ hiện ra ngay (nó sẽ báo lỗi). Mình đã update con T43 của mình sau khi thay ổ cứng mới nó báo ngay là ổ cứng này không phải là chuẩn, tất nhiên là không có vấn đề gì bạn vẫn có thể dùng máy bình thường nhưng ít nhất bạn cũng biết là ổ cứng không còn là original nữa.
KL: Nên update (tốt nhất là ngay sau khi đồng ý mua, nhưng chưa trả tiền)