Bác cho e hỏi đây là chữ ký của vĩ/dị nhân nào vậy ạ. Em nhìn xong cười nghiêng ngả với quả ký bá đạo.
Hic, e nhìn lại, thì ra là của Obama phu nhân.
Dòm có tên đó bác, chồng của bà Michelle Obama :D.
Con khủng long đó là chúng chế vô cho dzui thôi.
Bác quan.vuong81 quan tâm về chữ ký mà không biết thật sao?
Bọn bố nháo nó còn troll cụ BO như vầy :
http://www.moneyandshit.com/wp-content/uploads/2010/06/barack_obamas_hidden_signature.jpg
Em chỉ quan tâm đến ký của mấy bác Annam nhà ta thôi ah. Còn của các bác Tây, có nhiều người viết sách, phân tích chi tiết rồi mà bác.
Em đang kiếm cái này mà khó quá!
http://dantri4.vcmedia.vn/t91w87nI95JGqjMM6t4Y/Image/2014/05/100-chu-ky-52cf9.JPG
[quote=“ducati999, post:26, topic:282048”]
Em đang kiếm cái này mà khó quá!
http://dantri4.vcmedia.vn/t91w87nI95JGqjMM6t4Y/Image/2014/05/100-chu-ky-52cf9.JPG
[/QUOTE
Bác thử vào thư viện quốc gia xem có khi kiếm được. Mỗi khi cần tư liệu hay tài liệu cổ lỗ sĩ là e toàn vào đó. Có lần em mượn được 1 tư liệu ra đời từ năm 192, 3x gì đó.[/QUOTE]
Vụ chữ ký này em thấy quan niệm Tây Ta khác nhau cũng nhiều. Không phải Tây không ngồi coi chữ ký phán tính người, mà quan niệm lúc em ở bên đó thấy tụi nó quan trọng là ký sao đọc ra được là ai, nếu không viết rõ ràng thì cũng phải có đặc điểm nhận diện để nhìn vô biết liền. Và quan trọng là không phải bạ đâu ký đó vì bên đó chỉ cần ký rẹt rẹt giống giống vô check là ra bank nhận được tiền rồi nên giấu chữ ký như mèo giấu … :D.
Còn ở VN thì có 1 lần em chửi nhau với 1 đứa vì nó quan niệm chữ ký là phải ký làm sao… để không ai biết được ai ký . Em hỏi mày ký để biết mày ký để xác nhận đồng ý hay mày ký để đi ăn trộm bị lập biên bản mà không muốn người ta biết ai ký :D. Và phần lớn chữ ký phải 1 nét dính liền, đi lên không đi xuống, không cắt không gạch thành ra chữ ký ai cũng na ná nhau. Mấy bác cứ nhìn mấy cái văn bản chừng chục chữ ký nháy là biết :rolleyes:. Chữ ký em cũng thuộc dạng 2-3 nét, có chấm có phẩy mà lúc mới tập ký bị người lớn la quá chừng, kêu ai mà ký như vậy nhưng em không muốn đổi vì muốn chữ ký là của riêng mình.
Cũng hên chữ ký của em không quá phức tạp, có lần ngồi ký sống hơn 2000 cái voucher muốn lè lưỡi, phức tạp nữa chắc em cũng đổi chữ ký luôn
Chữ ký em hồi nhỏ thì dài dòng rối rắm, đi làm thì rối rắm dài dòng, làm đi làm lại bây giờ chỉ có 1 nét nhỏ xíu. Lúc cần ký HĐ thì ký to ra, lúc ký nháy thì ký nhỏ lại. Mấy đứa support khi nào em k có nhà thì nhờ…ký dùm luôn. Em thấy chữ ký em cũng thuộc loại dễ ký nhất trái đất luôn!
đổi chữ ký 1 lần khoảng15€, đi đổi từ ngân hàng, bảo hiểm, hợp đồng các loại, sở ngoại kiều tại các nước châu âu chắc e phá sản @.@
Đấy bác thấy sống ở trời Âu khổ chưa. Bọn e sống ở thiên đường hạnh phúc thứ 2 thế giới, chỉ sau thím Bhutan ở chân Hymalaya, sướng ko. Chữ ký thay đổi thoải mái ko mất đồng nào, thay bét nhè, thích là thay.
em cũng thay đổi chữ ký xoành xoạch. mỗi lần qua ngân hàng chả nhớ đăng ký chữ nào bảo nhân viên cho a xem chữ ký như thế nào rồi xẹt xẹt lại thôi.
Sent from my iPhone using Tapatalk
Em mời các bác kí nhé
[ATTACH=full]525709[/ATTACH]
[ATTACH=full]525710[/ATTACH] [ATTACH=full]525711[/ATTACH] [ATTACH=full]525712[/ATTACH] [ATTACH=full]525713[/ATTACH]
Bác Quân chơi quả này thì đúng là khó nhau quá. Dưng mà hay bác ạ.
Các bậc tiền bối nhà ta cứ yêu cầu phải ký nào là liền nét, phải có đường gạch chân… Em vô tình tìm thấy cái chữ ký của 2 yếu nhân này, 1 của ta, 1 của Mỹ ở hội nghị Paris năm 1973.
Em có được biết lúc đương chức, cả cụ Diệm và cụ Thiệu đều có đặt Zippo (hay St Dupont) sản xuất bật lửa, có chữ ký để làm quà tặng. Bác nào có may mắn sở hữu thì up hình cho em chiêm ngưỡng chữ ký của 2 cụ ấy được không ạ. Em hỏi anh Gúc thì thấy cái này, không biết mức độ tin cậy ra sao:
Hơ, em mới nhìn quả này, toát mồ hôi:confused:
http://i1134.photobucket.com/albums/m616/niemvuiluotweb/taochuky1.jpg
Với nhiều người, viết chữ đơn giản chỉ là cách truyền tải thông điệp, nhưng dưới con mắt phân tích, nó thể hiện hình ảnh của một con người “đằng sau ngòi bút”. Khoa học chứng minh, mỗi người có hai loại tính cách. Loại thứ nhất là cách ta thể hiện ra bên ngoài và thứ hai là cá tính thực sự của ta, cái giấu ẩn bên trong. Qua giao tiếp, ta thường không thể hiện hết cho mọi người về bản thân nhưng nét chữ ta viết lại có thể bộc lộ tất cả. Chữ viết tay chính là bức chân dung tự họa đặc sắc nhất.
Bút tích học (Graphology): tức “khoa học phân tích chữ viết tay”, hay còn gọi dân dã là “bói chữ”, là khoa học nghiên cứu tính cách, hành vi con người bằng cách phân tích đặc điểm chữ viết tay của họ.
Tương truyền, hơn 100 năm trước công nguyên, hoàng đế Trung Quốc đã biết dùng chữ viết để chọn quần thần và thê thiếp. Năm 1870, Jean Michon (Pháp) đặt ra thuật ngữ “Graphology”. Trong tiếng Hy Lạp, “Grapho” nghĩa là “văn bản”. Những phân tích ban đầu của Michon gây tranh cãi một thời gian dài vì chỉ dựa trên kinh nghiệm và quan sát. Nhưng từ năm 1895, bút tích học đã được công nhận là khoa học khi lĩnh vực tâm lý thực sự trở thành một “nghề”. Khoa tâm lý thuộc các trường đại học hàng đầu ở Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan và Israel ngày nay đều có lớp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bút tích học. Hơn 2.200 nghiên cứu về bút tích học được công bố trên các tạp chí uy tín về tâm lý, giáo dục và y tế.
Tuy châu Âu là mảnh đất màu mỡ với nhiều nghiên cứu về bút tích học nhưng Mỹ mới là nơi tạo bước ngoặt quan trọng. Mới đây, Handwriting Research Corporation (HRC) đã phát triển thành công hệ thống phân tích chữ viết tay trên máy tính - CHAPS (Computerized Handwriting Analysis Profiling System). Tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin cho phép bút tích học khẳng định vị trí như một ngành khoa học, không chỉ thú vị mà còn chính xác và tin cậy.
Nét chữ nết người http://www.cesti.gov.vn/images/cesti/stinfo/Năm%202012/Số%2012/CHUVIET_34-35_02.jpg
Não bộ điều khiển tay. Chuyển động linh hoạt của bàn tay, cánh tay và vai khi viết liên quan mật thiết với hệ thần kinh trung ương, thái độ, tình cảm của người viết. Do đó, chữ viết nói lên rất nhiều về tính cách, hành vi… của chủ nhân nó. Phân tích chữ viết chính là phân tích “phong cách viết văn bản”, ví dụ như: bố cục, độ nghiêng chữ, đường cong, điểm nhấn, dấu câu,… Cần lưu ý, không phải cứ chữ trông thật đẹp, rõ ràng thì cá nhân đó ưu tú, kiệt xuất. Chẳng hạn, các bác sĩ (được xem là có trí tuệ và địa vị trong xã hội) thường có chữ “như gà bới” rất khó đọc.
Bên cạnh đó, cần xem xét nhiều yếu tố khác trước khi phân tích. Ví dụ, văn hóa là một yếu tố rất quan trọng. Người gốc Ả Rập và Trung Quốc viết từ phải sang trái và có bảng chữ cái khác biệt, dĩ nhiên cách đánh giá cũng phải khác. Do đó, chuyên gia cũng cần một số thông tin về đối tượng như: quốc tịch, độ tuổi, giới tính, trình độ, sức khỏe…
“Xem tướng” chữ
[LEFT]http://www.cesti.gov.vn/images/cesti/stinfo/Năm%202012/Số%2012/CHUVIET_34-35_04.jpg[/LEFT]Theo Vitas Salzhjunas (Cộng Hòa Litva), chuyên gia bút tích học nổi tiếng: để phân tích, cần tối thiểu hai trang văn bản viết tay bằng bút mực (không dùng bút chì) trên giấy trắng, không kẻ dòng. Tốt nhất là viết vào nhiều thời điểm khác nhau, trong điều kiện bình thường và không chịu tác động bên ngoài. Càng lấy mẫu vào nhiều thời điểm thì kết quả càng chính xác. Viết bằng tay trái hay phải không quan trọng, nhưng người được phân tích phải trả lời một câu hỏi chứ không chép lại văn bản có sẵn. Đặc biệt, nên chú ý những dòng cuối mẫu viết, bởi khi đó, người viết đã bớt đi nhiều sự e dè, thận trọng ban đầu và quen tay hơn.
Một số tiêu chí phân tích thông dụng:
-
Độ đậm/nhạt: nét chữ đậm thể hiện sự tự tin, ý chí mạnh mẽ và khả năng ảnh hưởng. Người có nét bút trung bình thường điềm tĩnh, tự chủ. Nét bút nhạt nhưng rõ ràng là của người khiêm tốn, nhã nhặn; quá nhạt chứng tỏ sự kém tự tin, đa cảm và thiếu linh hoạt.
-
Độ nghiêng: chữ nghiêng nhiều về phía trái thể hiện lý trí mạnh, sắc sảo, có óc phân tích, thích làm việc một mình. Người viết chữ nghiêng về bên phải nhiệt tình, cởi mở và thích giao tiếp. Người viết chữ thẳng thường sáng suốt, cẩn trọng.
-
Độ cao: chữ viết càng cao, người viết càng có trí tưởng tượng phong phú. Chữ viết thấp cho thấy chủ nhân của nó quan tâm nhiều đến vật chất hơn tinh thần.
-
Kích thước chữ: chữ to thể hiện sự vui tươi, hoạt bát, nhiệt tình, nhưng kém cẩn trọng. Nhiều ngôi sao nổi tiếng có cỡ chữ rất lớn. Cỡ trung bình là của người chừng mực và tập trung tốt. Người viết chữ nhỏ kiên trì, chu đáo và sâu sắc. Đây là kiểu chữ của các nhà nghiên cứu, suy nghĩ thấu đáo và chín chắn trong công việc.
-
Hình dạng chữ: người viết chữ góc cạnh, nhọn, sắc nét thường thông minh, kín miệng, và nhiều tham vọng. Chữ tròn là của người nhiệt tình, yêu nghệ thuật, dễ hài lòng với cuộc sống. Người có nét chữ thật tròn và rộng rất thân thiện, vị tha, yêu gia đình, nhưng có khuynh hướng lười biếng. Chữ có nét móc về bên trái hay vòng ngược về phía trước là của người mạnh mẽ, cá tính, hơi kiêu ngạo.
Còn nhiều tiêu chí khác như độ rộng của chữ viết hoa, tốc độ viết, sự cân xứng giữa các dòng… Cần xem xét cả khoảng trắng trên văn bản, cách chừa lề. Chữ ký cũng là tiêu chí khá “nặng ký”. Nhìn chung, những người có nét bút chừng mực, gọn gàng, thẳng thớm… thường điềm tĩnh, sáng suốt và tự chủ.
Những ứng dụng thú vị
Không chỉ phổ biến trong ngành tâm lý, phân tích chữ viết còn rất hữu ích cho công việc. Ước tính, khoảng 5.000 công ty tại Mỹ đang dùng bút tích học như công cụ hỗ trợ nhiều lĩnh vực khác nhau:
Trong y tế: phân tích chữ viết hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi các bệnh liên quan đến não bộ và hệ thống thần kinh, việc lạm dụng thuốc, một số dùng tham khảo trong pháp y.
Ngành an ninh: phân tích chữ viết tay hỗ trợ máy phát hiện nói dối đảm bảo tính chính xác và khách quan. Theo nghiên cứu của Gil Luria và Sara Rosenblum (Đại học Haifa) công bố trên tạp chí Applied Cognitive Psychology, đặc điểm chữ viết thay đổi rõ rệt khi đối tượng nói thật hoặc nói dối. Đặc biệt, cách này có thể dùng kiểm tra cả đối tượng không nói được ngôn ngữ địa phương.
Với doanh nghiệp: phân tích chữ viết là một phần quan trọng trong tuyển dụng nhân sự. Nhờ đó, doanh nghiệp xác định tính cách ứng viên, ưu khuyết điểm, động lực làm việc,… để không chỉ xây dựng đội ngũ phù hợp với chiến lược và văn hóa doanh nghiệp, bố trí đúng người đúng việc mà còn giữ chân được nhân tài. Những thông tin này khó có được nếu chỉ phỏng vấn. Các chuyên gia khẳng định, kết quả phân tích chữ viết sau nửa giờ sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về ứng viên nhiều hơn cả nửa năm tiếp xúc. 80% công ty Pháp và Thụy Sĩ có sử dụng bước phân tích này trong quy trình tuyển dụng.
Riêng với mỗi người: món quà mà phân tích chữ viết mang lại chính là sự “tự hiểu mình”. Biết được tiềm năng và khiếm khuyết của bản thân là bước đầu để có những thay đổi tích cực hơn. Khi thái độ đối với cuộc sống thay đổi, nét chữ cũng thay đổi. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng, chữ viết của mỗi người nắm giữ chìa khóa mở ra cánh cửa thành công và thịnh vượng.
http://www.cesti.gov.vn/images/cesti/stinfo/Năm%202012/Số%2012/CHUVIET_34-35_03.jpg
http://www.cesti.gov.vn/suoi-nguon-tri-thuc/chu-viet-noi-gi-ve-ban.html
Cảm ơn bác @tronghiep có inbox cho em 1 site có lưu trữ tư liệu thời VNCH ạ. Đây là chữ ký cùng với con dấu của cụ Diệm. Lịch sử đã qua và do người thắng viết, hậu nhân phán xét, nên em không dám bàn về chính trị, chính em. Em up lên đây, các bác có nhã hứng thì tìm hiểu cùng với bộ sưu tập chữ ký của HCM qua các thời kỳ do bác @ducati999 đã đưa lên ạ.
http://i1338.photobucket.com/albums/o689/rattan_bamboo_handicraft/NDD_zpsmx8ps54e.png
Em tạm dịch đoạn tiếng Pháp như sau ạ:
Dinh Gia Long
Sài Gòn, ngày 9 tháng 10
Năm 1963.
(Như vậy chữ ký này chỉ cách thời điểm cụ Diệm cùng cố vấn Nhu bị đảo chính gần 1 tháng).
P/s: Để tối em tìm trong cuốn sách hồi ký của bác Bùi Kiến Thành (vốn là 1 trong nhóm 6 người từ Mỹ về làm việc cho cụ Diệm từ những ngày đầu tiên của chế độ đệ nhất cộng hòa) xem có mẫu của những ngày đầu nhậm chức của cụ Diệm để các bác có them tư liệu.
Có bác nào phân tích thử chữ ký của các ứng viên tổng thống Mỹ. Năm sau ta kiểm chứng thử xem thế nào
Hôm trước , do muốn tìm hiểu thấu đáo về hình ảnh cây trúc và bụi trúc , khi được ví von với người quân tử , vô tình em thấy tiêu đề dẫn đến site này và tìm thấy chữ ký như bác @quan.vuong81 đã dẫn .
Đúng là vì lợi ích chung của cả diễn đàn , nên tránh những vấn đề nhạy cảm về chính trị các bác ạ ! , chúng ta chỉ nên nhàn đàm , phiếm luận về khía cạnh khoa học chữ ký để mở rộng kiến thức về một lĩnh vực có liên quan rất ít tới Bút _ Mực _ Giấy , nếu như có sự cho phép của các Mod là những vị hữu trách ở diễn đàn này .
Riêng về chữ viết - chữ ký , cá nhân em cũng có nghịch qua , và thấy nghiệm đúng khi phản ánh cá tính , tâm sinh lý tại một thời điểm hữu hạn , nhân sinh quan của đương sự … V v …V v … Còn về công danh , tiền bạc , …nói chung là tiền vận , hậu vận gì gì đó , thì cơ sở khoa học dùng để lý luận có vẻ còn mờ nhạt , chung chung . Không biết các bác thấy thế nào . Bác nào là cao thủ về lĩnh vực này , xin vui lòng điểm chỉ vài nét gợi ý .
Em thì không quá chú trọng vấn đề này, quan niệm của em là chữ kí nó là tiêu kí để nhận biết mình và người khác trong các mục đích khác nhau, bởi vì nó thay đổi theo hoàn cảnh và chịu tác động của hoàn cảnh nên nó là một biến số trong cuộc đời, cái này thì không sử dụng để dự đoán được