Cách xóa một ổ đĩa, một phân vùng trong Windows

Chắc chắn một điều rằng sau khi sử dụng khá lâu thì chiếc thẻ nhớ - USB của bạn sẽ gặp trục trặc, không ít thì nhiều. Khoan hãy mua một chiếc thẻ nhớ - USB mới đã vì bạn vẫn có thể fix nó để sử dụng ngon lành cơ mà, chỉ cần áp dụng một số chiêu dưới đây thôi.

http://cdn9.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/12/ximg_5664b7c291303.jpg.pagespeed.ic.5SneLSPn6O.jpg

Các chiêu này cũng sẽ xóa các phân vùng không thể xóa bằng tool thông thường như Disk Management có sẵn trong Windows. Tiến trình xóa sẽ hoàn toàn tẩy sạch phân vùng được chọn trên một ổ đĩa và cho phép bạn thiết lập lại từ đầu.

**Lưu ý: **trước khi xóa toàn bộ phân vùng được chọn thì bạn hãy sao lưu toàn bộ dữ liệu cần thiết.

Dùng Command Prompt dưới quyền Administrator

Trước tiên bạn hãy khởi chạy Command Prompt dưới quyền admin. Vào Start menu, gọi Command Prompt lên rồi click chuột phải và chọn Run as Administrator. Hoặc muốn đơn giản hơn thì bấm Windows + R, gõ cmd rồi enter (trong trường hợp bạn đã set sẵn quyền admin).

http://cdn9.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/12/ximg_5664b7ee470f8.png.pagespeed.ic._Ddvau7wkg.png

Dùng lệnh diskpart để xóa một ổ đĩa

Trước khi sử dụng lệnh diskpart này thì bạn hãy chắc chắn là đã kết nối thiết bị cần thiết (thẻ nhớ - USB) vào máy nhé.

Để dùng công cụ này thì hãy gõ lệnh diskpart vào Command Prompt rồi Enter.

http://cdn9.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/12/ximg_5664b87aed0ac.png.pagespeed.ic.We5hxS-sWG.png

Sau đó gõ list disk để hiện ra danh sách các ổ đĩa đang được kết nối.

Tới đoạn này, bạn phải hết sức cẩn thận trong việc chọn lựa ổ đĩa vì chỉ cần bấm sai 1 con số là mất rất nhiều dữ liệu quý giá đấy. Trong ví dụ dưới đây thì chúng ta thấy Disk 0 là 238 GB và Disk 1 là 14GB. 14GB là dung lượng thật của 1 chiếc USB 16GB nên chúng ta sẽ chọn Disk 1. Disk 1 là ổ đĩa gắn ngoài, còn Disk 0 là ổ đĩa hệ thống bên trong.

http://cdn9.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/12/ximg_5664b92b16212.png.pagespeed.ic.jwis0N4p_4.png

Khi đã xác định được đúng ổ đĩa cần thiết thì hãy gõ lệnh này vào, thay dấu # bằng con số của ổ đĩa: select disk #

*http://cdn9.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/12/img_5664b96863050.png *

Bây giờ thì Disk Part đã chọn ổ đĩa được chỉ định. Kể từ đây, bất kì hành động nào của bạn cũng sẽ được thực thi trên ổ đĩa này. Để hoàn toàn xóa ổ đĩa đó, gõ clean.

http://cdn9.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/12/ximg_5664b96d60f09.png.pagespeed.ic.kXmjZk-ih6.png

Sau đó sẽ có thông báo Disk Part succedded in cleaning the disk hiện ra. Lúc này là bạn đã hoàn thành công việc xóa một ổ đĩa rồi đấy.

Định dạng, tạo phân vùng cho ổ đĩa

Bây giờ thì bạn có thể phân tích – tạo phân vùng – định dạng cho ổ đĩa như bình thường. Bạn có thể dùng lại Disk Part nếu bạn rành, nếu không thì dùng Disk Management là đủ.

Vào Start menu, gõ Disk Management rồi Enter. Trên Windows 7 thì bạn hãy bật Windows + R rồi gõ diskmgmt.msc và Enter.

http://cdn9.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/12/img_5664b8d0a27cf.png

Bạn có thể thấy rằng ổ đĩa còn mới nguyên và chưa có phân vùng nào. Hãy click chuột phải vào khu vực chưa được định dạng đó, chọn New Simple Volume để tạo một phân vùng trên đĩa rồi sau đó định dạng file hệ thống. Theo mặc định thì Windows sẽ tạo một phân vùng.

http://cdn9.howtogeek.com/wp-content/uploads/2015/12/img_5664b8a95587d.png

Nếu bạn thấy chưa đủ theo yêu cầu thì bạn có thể tìm hiểu cách mở rộng dung lượng của một phân vùng.

[RIGHT]Hạ Thiên
(How-To-Geek)[/RIGHT]

Theo mình thì đừng dùng command prompt, rất dễ nhầm.

Tất nhiên rồi bác, chọn sai ổ đĩa thì nó xóa hết cả ổ đĩa đó thôi.

Tuy nhiên có một số việc không dùng Command Prompt thì không được.