Cách cầm bút của danh gia

Như mình đã viết trong những bài trước, tất cả đều là thói quen. Mình có thể quen được với thói quen của cá nhân mình vì đã quen lâu rồi, nhưng chỉ cho người khác có thói quen như mình thì rất khó. Do đó mình luôn nghiên cứu và so sánh cách cầm bút để hiểu tại sao như vậy và tại sao nó không thể như thế khác.
Đối với Tây phương, và theo dòng nghệ sỹ là nghệ thuật giấy chạy theo bút - xoay giấy các kiểu để ra chữ, và nghệ thuật bút chạy theo chữ. Với các thầy cô giáo, thì đó là bằng mọi cách giữ cho bút chắc, bằng cách đè, kẹp, khiến cho ngón tay bị méo biến dạng, nhức các khớp, viết lâu thì tê đầu ngón tay. Nếu máu lưu thông được thì không sao, nhưng do kẹp mạnh thì khiến các tế bào không được máu nuôi, viết lâu nó sẽ phản đối, đình công.
Với chữ thư pháp Hán, nghệ thuật viết chữ, họ quan trọng ở việc điều khiển ngoại vật. Như thư pháp gia Khải Công nói: điều khiển bút là số 1, kết cấu chữ phải dụng công ( công = công phu = thời gian = suy nghĩ ). Đầu tiên yêu cầu cần bút, sau đó vận bút ( dùng gân điều khiển, ) vận khí điều hòa hơi thở, rồi mới đến phong cách. Do đó tập thư pháp cũng khiến ta giống thọ hơn, nếu các bạn muốn tìm hiểu có thể tìm hiểu Khang Hy, Ung Chính, Càn Long. Muốn xây nhà cần vững móng, và móng của thư pháp Hán chính là cầm bút. Cầm bút đúng và vận bút tốt coi như đi được 1 nửa. Đó là lý do tại sao ho yêu cầu hiểu mình, hiểu bút, hiếu giấy mực, nếu không hiểu, không lâu dài được. Người ta nói đi 1 mình đi nhanh, đi 2 người đi được dài. Mình nói đi 2 người đi rộng, đi 1 mình đi sâu. Sẽ không bị ảnh hưởng bới bất cứ thứ gì mà nghiên cứu tận cùng vấn đề.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/t31.0-8/p720x720/14707940_1446098102074042_5902053234976895402_o.jpg

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/t31.0-8/p720x720/14680831_1446098712073981_2377906154178753246_o.jpg
Và mình cũng đặt 1 câu hỏi là: tại sao họ lại chú ý đến cầm bút đến vậy? Và mình cũng tự tìm 1 đáp án cho riêng mình, nó xuất thân từ quan điểm của người xưa: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đầu tiên là nghiêm khắc với chính bản thân mình - ai cũng dễ dãi với bản thân và nghiêm khắc với người khác - để có thể điều khiển được chính mình. Rồi từ mình sẽ lan tỏa sang người khác, vật khác bằng cách ứng dụng điều khiển ngoại vật. Đó là lý do tại sao có Lục nghệ: Sáutài nghệ dạy học trò thời xưalễ, nhạc, xạ (bắn), ngự (cưỡi ngựa), thủ (học chữ), số (học tính). Trong đó có môn mình để ý là với bản thân là lễ, nhạc, số, thủ - tu tâm dưỡng tính theo kiểu văn võ song toàn. Ngoài ra sử dụng ngoại vật là cưỡi ngựa, và định hình kế hoạch là bắn cung. Ngựa là động vật, không thể dùng lời nói mà giao tiếp, nhưng dùng hành động, cử chỉ để có thể người ngựa làm 1, hiểu nhau, bạn của nhau cũng là quá trình sử dụng cái người ta hiện nay gọi là Ngôn ngữ cơ thể, điều khiển ngựa là 1 cách điều khiển ngoại vật. Bên cạnh đó còn sử dụng thập bát ban binh khí như 1 cánh tay nối dài, gọi là cảm nhận cách vật, như ngày nay người đánh bóng bàn có thể cảm nhận độ xoáy độ nảy quả bóng qua mặt vợt và tăng gia tốc nhờ cú xoay mặt vợt. Quay lại chủ đề chính, đó là yêu cầu “ cảm nhận “ qua vật trung gian. Khi ta có được điều đó, thì không khác nào làn da thớ thịt đem ra mà viết chứ không phải là thứ cứng ngắc ở trong tay. Đã nói là nói luôn đến bắn cung( ngày nay chắc là bắn …tỉa thực địa ), đó là phương thức lập kế hoạch để hành động. Mỗi chúng ta đều nhắm tới 1 mục tiêu ( hồng tâm ) như mũi tên cần trúng đích, quãng đường đi mũi tên sẽ gặp nhiều thứ bất trắc như thời tiết, âm thanh, ánh nắng…như ở võ học có câu “ ngoại cảnh động, tâm cảnh tĩnh “ Bên ngoài mưa gió, bên trong bình tâm - 1 cách khắc chế chính mình để có thể hoàn thành mục tiêu, tính toán những thứ người ta chưa để ý đến. Và còn nhiều thứ khác nữa, nói ra lan man.
Vậy cầm bút đúng là thế nào? Theo mình, dùng gân vừa phải, vừa chắc lại vừa thả lỏng, không gồng nhưng không hời hợt ( nghe như luyện võ công ), viết bút điều trên dưới trái phải mà không gặp trở lại - cấn tay, và viết lâu thì không mỏi, tư thế ngồi tốt, ánh sáng tối ưu, không ảnh hưởng hệ cơ xương gân mạch máu. Cách cầm mỹ quan và thư thái.
Với Tây Phương, họ cầm bút tùy ý, và nhiều cách:

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14705899_1446127292071123_6432993968315357420_n.jpg?oh=0514bc75993faaf7a0ffbd2e9889333f&oe=58A6CAA6

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14695561_1446127492071103_1773472608928547250_n.jpg?oh=501abad48a087d9669f7cfa26d54c759&oe=58A0CB4A

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14716275_1446127885404397_1586236007971391439_n.jpg?oh=abd4a9a1e6a587411205559ca52344b9&oe=58A435D0

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/l/t1.0-9/14721689_1446129362070916_3629937579302522440_n.jpg?oh=791db5ee3f18ce79902d6b02a28f19a4&oe=589FA512

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/t31.0-8/p720x720/14714811_1446129528737566_830668566885397345_o.jpg

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/t31.0-8/14615763_1446152115401974_5627868348071151949_o.jpg

Và đây là bài mà tác giả J.J.Bailey nói về cách cầm khác nhau của danh gia và đưa nhận xét của mình về cách cầm

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14732160_1446180268732492_7677540374608822482_n.jpg?oh=7a2a8f5c3bb17d83c2bc28aea97d6814&oe=58906861
Đây là cách họ lấy điểm tỳ

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14650467_1446180925399093_6038979908153484647_n.jpg?oh=5c7ac4bc606835528c7f102b526f7985&oe=5867F1C8

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14713795_1446182272065625_6799544751214033554_n.jpg?oh=36ceff0f2dfeff0c54dc420ae5e43ad8&oe=58A0CA61
Như vậy, về sự cầm bút còn nhiều lý luận và nhiều cách. Nhưng với mình, do có ảnh hưởng tư duy cầm bút chữ Hán, mình có tư duy, điều khiển bút trước khi học chữ, tùy từng loại chữ có điều chỉnh chút xíu cho phù hợp với thể loại mình viết trên cơ sở cách cầm bút cơ bản. Quan điểm về cầm bút của mình như đã trình bày ở trên và nếu cần các bạn có thể xem lại bài cách cầm bút của mình ở đây](‘https://www.facebook.com/notes/non-ong/cầm-bút/1252757574741430’)

Có hình em thấy đốt giữa của ngón trỏ uốn lên,có hình em lại thấy đốt giữa này uốn xuống (trước em có đọc ở đâu đó hình như uốn xuống mới là đúng) vậy chuẩn mực cầm bút là như thế nào vậy bác?

Như em nói thì đây là sách dạy, những bậc thầy thư pháp 9X đều theo giáo trình, mà đã là giáo trình thì không cãi:D.
Còn với em thì em ảnh hưởng của việc cầm bút lông của thư pháp Hán nên tư duy của em nó khác, nếu bác thích xem cách cầm bút của em thì đã có link trên bài viết để bác đọc rồi.

Em xin được dẫn lại lời bác inpluviam như sau:

Và hai hình trong bài viết của bác:
https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/t31.0-8/p720x720/12795169_1252760078074513_6228299568239261407_o.jpg
https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/12802825_1252758558074665_5080429551434604118_n.jpg?oh=5e08af3b8c1e68d54673bbec8e0be784&oe=58962B3C

Thì thấy hai người cầm bút trong hình (nhìn tay em đoán là người châu Á) đều có đốt giữa của ngón trỏ con xuống,trong khi mấy bạn Tây lông thì đều cong lên,vậy như nào mới được gọi là cách cầm chuẩn hả bác? :smiley:

Tay hình dưới là tay của em, hình trên là hình của Đài Loan. Em đưa 1 loạt hình như thế, có sai có đúng, nhằm mục đích của em là người đọc phải hiểu được, phải nhìn được xem cái đúng cái sai, và khi tự mình nhìn được, viết được, hiểu được đúng là thế nào, sai là thế nào, sửa ra sao và vì sao nó thế thì tức là mục đích của em được thành công. Nên cùng 1 bài về quan niệm cái đẹp , em đưa nhiều các quan điểm khác nhau, đọc rối hết cả lên, nhưng người đọc phải tự tìm cho mình cách nhìn giữa 1 đống thông tin.
Đây là quan điểm của bác inpluviam
Điểm tựa duy nhất với mặt bàn và mặt giấy là móng tay của ngón áp út và ngón út (hơi nhấc bàn tay khỏi mặt bàn).
Còn bác nhìn em thì thấy hoàn toàn khác, tay em không nhấc khỏi mặt bàn mà em nói đến điểm tỳ chứ không nói đến điểm tựa. Tỳ để lấy lực để xoay như compa chứ không tựa.
Bác nên để ý, bút Châu Âu và bút Châu Á khác nhau, bác cứ cầm 2 bút sẽ thấy, bút nào người đó, dùng bút đúng như dùng binh khí đúng vậy. Châu Âu tay to, họ cầm cái nhỏ nên khó lắm, mình tay nhỏ, cầm bút to cũng cảm thấy căng tay.
Còn bác cứ tìm 1 cái là chuẩn thì không có vì ai sẽ công nhận đây là chuẩn, như em cũng chả dám bảo của em là chuẩn. Em phân tích để các bác thấy ưu nhược, từ đó có thể tự mình điều chỉnh cũng như hiểu cách cầm bút của mình.

Cảm ơn bác ong rất nhiểu :slight_smile:

Sao 4rum mình không cho edit bài viết nhỉ @@
Bác ong tiện cho em hỏi luôn,em đổi cách viết sang cách của bác được tầm 1 tuần nay (ngón út và áp út chạm xuống mặt giầy) nhưng không biết tay em nó thế nào hay do cách cầm sai mà ngón áp út viết xong là cứng đờ vì đau luôn :((
Hay là 1 thời gian nó giãn gân cốt thì mới ổn được hả bác?

Bác sang FB em để em xem bác cầm kiểu gì, chứ bác nói thế em cũng chịu.