7 nguyên tắc khi luyện thư pháp abc

Bác Hijack ah, bình dân hay học thuật đều không quan trọng, đó chỉ là cách thức, là phương tiện, cái quan trọng là làm sao cho người đối diện hiểu hết ý mình nói. Em ngu muội diễn đạt lập cập, ăn không nên đọi nói không rõ lời nên như bác Trúc Đào còn thấy " hơi rối ".
Em thấy ngứa tay thì đưa thôi nhưng tự cảm thấy diễn đạt không trong sáng, dễ hiểu như bác, cảm thấy hổ thẹn.
Cũng do em khắt khe với bản thân, không biết thì thôi, cái em biết nhất định không dễ cho người ta qua mặt ( thói xấu của em, các bác đại xá ), nên đã không tìm hiểu thì thôi, khi đã tìm hiểu không ra ngọn ngành em không bỏ cuộc. Cũng chính vì chưa biết lượng sức, không chịu dựa cột mà nghe, đã láu táu thưa thốt nên các bác nhón tay làm phúc, tha lỗi cho em, được thế thật muôn phần cảm kích.
Em sẽ cố gắng trau dồi bản thân, rèn luyện để theo kịp các bậc tiền bối trên này ah

Đúng là còn theo học bác Ducati999 dài dài, chữ bác viết làm em mê mẫn, không biết khi nào mới được như bác :frowning:

Cũng đã lâu nay em quay lại làm tí Gothic rèn chút ‘Nhẫn’. :slight_smile:
http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/7principles-louismadarasz-ducati999hhvn-gothic_resize_zps9b8f20a5.jpg
Bút : Pilot Prera CM nib
Mực : J.Herbin 1670 edition anniversaire - Rouge Hematite
Giấy : Borden & Riley (made in USA)

http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/7principles-louismadarasz-ducati999hhvn-gothic-1_resize_zps75e5f5c9.jpg

Ngưỡng mộ và khâm phục bác

Em rất thích phân tích của bác ongnon. Theo em thì anh, em cũng không cần tranh cãi nhiều về vấn đề nguyên tắc bởi vì cách áp dụng nguyên tắc phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người. Cái chính ở đây chính là sự thực hành và lòng kiên trì, em nghĩ thế :).

Em nể phục 2 bản viết tay của bác ducati, cũng như tôn trọng cách hiểu của bác.
Em chỉ có 1 góp ý rất rất nhỏ cho Điều thứ 7 thôi ạ.

to slouch: to stand, sit or move in a lazy way, often with your shoulders and head bent forward
http://oald8.oxfordlearnersdictionaries.com/dictionary/slouch
-* To slouch* đại khái là tư thế nằm dài nằm ườn ra bàn một cách lười biếng với cằm và ngực tì lên bàn, thường thấy khi học trò uể oải buồn ngủ ấy ạ.
[size=3]sit up: to be or move yourself into a sitting position, rather than lying down or leaning back.[/size]

Example:
Do you feel well enough to sit up yet?
Sit up straight—don’t slouch.

http://oald8.oxfordlearnersdictionaries.com/dictionary/sit#sit__219

  • To sit up đơn giản là ngồi thẳng lưng

Theo nghĩa đã tra thì em mạn phép đề nghị cách hiểu như sau:
Ngồi thẳng, không nằm ườn, thở đều.

Chỉ là một góp ý rất nhỏ để mọi người hiểu rõ hơn về câu đó. Em không hề có ý gì khác, nếu lỡ làm bác phật ý thì mong bác xem như em út còn nông nổi bồng bột :slight_smile:

Ngày trước có ông thầy luyện thi đại học môn toán, thầy người Hà nội gốc chơi Piano và mỗi ngày dậy thầy viết 1 kiểu chữ . . . Thật đáng khâm phục

cảm ơn bác đã cho em mở rộng tầm mắt

Em xin có nhận xét thế này, không phải thì mong bác đi xe PKL bỏ quá cho :slight_smile: Không biết bác viết bằng bút gì, có lẽ có chút flex, nét thanh đậm chưa đạt được cái chuẩn theo nguyên tắc, nét xuống thì phải ấn lực tạo nét đậm, nét lên thì nhẹ nhàng tạo nét thanh. Theo em thấy thì có chữ thanh đậm thì được, có chữ thì đều đều nhau nên mặc dù chữ bác đẹp thật nhưng em vẫn thấy thiếu thiếu “một tý” cái đó thôi. Túm lại là thêm “một tý” là thêm đẹp bội phần :smiley:

Có ảnh không bác? :smiley:

Chính xác. Mình cũng không hài lòng nhất chính là ở điểm này.
Vấn đề là ngòi bút. Bút WAHL năm 1926 đã 87 tuổi, ngòi vàng 14k (vốn mềm) của bút flex khá tốt nhưng đã mòn nên không được đủ nhọn như yêu cầu cần thiết của Copperplate/ Spencerian style.
Mình đang có kế hoạch mài ngòi và có thể sẽ viết lại kèm theo sự cân nhắc điều chỉnh một chút về nội dung cho hợp lý hơn như các bác đã góp ý. :slight_smile:
Tks tất cả các bác.

Cái hay (và cũng là cái đau đầu) của Spencerian là nó hổng có quy tắc nhất định như thế bác ạ, thỉnh thoảng nó phẩy đậm một xíu thôi, nhìn chữ đâm ra rất phóng khoáng không câu nệ. Bác nhìn bản gốc thì thấy đấy, chữ t và chữ d chỉ đậm mỗi phần đầu, nét càng đi xuống lại càng nhỏ. Chữ p thì ngược lại, càng đi xuống thì càng to. Nếu chê chữ đại ca ducati thì chỉ có thể chê tại sao anh ấy lại nhấn đậm hơi nhiều như thế thôi. Riêng với chữ kiểu này thì thiếu thêm một tí lại hay hơn là nhiều hơn một tí, em nghĩ vậy :smiley:

Em chỉ có chút xíu ý cho 2 điểm đầu trong bài này. Nghiên cứu thật sự là rất quan trọng khi viết chữ. Thực hành chỉ đủ cho thuần thục, nhưng nếu sai cái căn bản ngay từ đầu do không nghiên cứu thì càng thực hành lại càng tệ chứ chẳng mang lại kết quả gì. Nên nhớ luyện chữ cũng là cái sự học, nếu cứ nôn nóng đốt cháy giai đoạn thì chắc chắn là không có chút hy vọng tiến bộ nào hết.

Điểm 1 này cũng liên quan đến điểm thứ 2. Phải nghiên cứu kĩ, quan sát sâu thì mới có thể hình dung được từng con chữ trước khi đặt bút lên giấy, mà phải hình dung được mình định viết cái gì thì mới có thể điều khiển bút theo đúng ý mình được. Xem video của các penman sẽ thấy trước khi viết họ thường đảo tay theo dáng chữ trước khi viết, có vậy mới đúng được tỉ lệ, mới đẹp, mới cân đối được.

Nhập tâm được cả 7 điều này thì đảm bảo viết đẹp. Đẹp được bằng bác ducati thì hơi khó, nhưng đẹp được hơn chính mình thì đơn giản, mà đấy mới là cái quan trọng. Nghệ thuật cũng như mọi thứ khác, sự thỏa mãn không nằm ở kết quả mà nằm trên quãng đường mình nỗ lực cố gắng, phỏng ạ :smiley:

Tks bạn inpluviam](‘http://handheld.vn/members/inpluviam.306717/’) đã hiểu ý và nói chính xác là những gì mình muốn nhưng chưa diễn đạt được rõ, làm cho nhiều bác chưa hoặc không muốn hiểu vậy.
Spencerian ưu tiên tốc độ, sự thuận nét để trở thành chữ viết hàng ngày. Chính vì vậy nó không nhấn thanh đậm ở tất cả các ký tự như Copperplate. Em viết bản tiếng Việt trên không nói rằng viết theo kiểu Spencerian, nó là sự lai tạp giữa tốc độ, bút ý một số nét của Spencerian style và hơi hướng chút Copperplate. Hay em sắp bị tẩu rồi các bác nhỉ? :slight_smile:
Ngòi nhọn hơn sẽ cho nét mảnh đều hơn và tương phản thanh đậm tốt hơn, giống như nguyên tác của bác Madarasz. Bút ngòi flex mà tù quá, viết nét thanh phải thường xuyên nâng bút nên khá phiền.

Em xin chém gió thế này. Dựa trên trực giác quan sát kiểu chữ Copperplate với Spencerian thông qua anh ngu ngơ píc trờ, kiểu chữ Copperplate thì chú trọng nét thanh, nét đậm rõ ràng, tuân theo cái nguyên tắc lên xuống mà em đã đề cập trên ấy; còn kiểu chữ Spencerian thì thiên về nét đơn (nét thanh) hơn. Bản nguyên gốc tiếng anh của Madarasz thì chuẩn kiểu Spencerian rồi, còn kiểu chữ của bác Ducati thì có phần giống giống kiểu chữ Copperplate hơn, thể hiện nhiều nét thanh, nét đậm, nhưng có chỗ thanh, có chỗ không thanh nên nhìn tổng thể em vẫn thấy thiếu cái đó :smiley:

Haha. Bạn triknrun](‘http://handheld.vn/members/triknrun.298236/’) không cần phải chém, khua một phát là trúng rồi. Đó là kiểu viết abc ba chỉ, thư pháp tẩu hỏa nhập ma.
Vô pháp cũng là pháp mà loạn pháp cũng vẫn là pháp, phỏng ạ? :smiley:

Thực ra nểu hiểu đó là kiểu chữ ducati999 thì sẽ thấy không thiếu cái gì cả? :smiley:

Cháu thích câu này của Bác Lão ngố,như thế gọi là "CÁI RIÊNG"của mỗi người chúng ta.

Hết ý …
Nhìn bác Ducatti viết mà chẳng buồn luyện chữ nữa
Đẹp quá…á…á…á

Là người đọc, tôi thích bản dịch của bác Ongnon, dễ hiểu, gần gũi. Có câu 5 “Watch your slant carefully” hình như các bác hiểu sai thì phải. Theo tôi hiểu, đơn giản chỉ là “Góc nhìn phải tốt để có thể quan sát được nét bút khi viết”.

Không đúng bác ạ. Slant trong calligraphy bao giờ cũng ám chỉ độ nghiêng của chữ. Watch your slant carefully nghĩa là độ nghiêng chữ bao giờ cũng phải đều, và đây cũng là một trong những kỹ năng khó nhất trong calligraphy, đặc biệt là trong Spencerian vì các chữ nối liền nhau, rất khó để kiểm soát góc nghiêng. Bản dịch của bác ducati em thấy đúng nhất, chứ bác ongnon dịch hơi kiểu word by word, đúng từng từ một nhưng ý lại sai.
Đọc kỹ lại em thấy điều 7 có thể giải thích thêm một chút để rõ nghĩa. Sit up có nghĩa là ngồi thẳng lưng để trọng lượng cơ thể dồn vào thân người chứ không vào bàn tay, có vậy mới có thể cử động tay một cách tự do nhất. Don’t slouch đơn giản là không bò lăn bò toài lên bàn vì lý do tương tự. Hít thở phải đều đặn để đảm bảo nhịp điệu viết không bị gián đoạn, kiểm soát bút sẽ tốt hơn. Cái này bác nào chụp ảnh thì sẽ rõ, lúc chụp mà hít thở đều thì tay bớt run hơn rất nhiều so với việc nín thở bấm máy.
Nhìn chung là các bác nhà mình cãi nhau vụ dịch dọt vừa thôi. Ý đúng, đọc thấy hợp lý là okay rồi, đôi co từng chữ với nhau làm gì cho mệt :smiley: