Luyện mỹ tự pháp (thư pháp), bất kể Đông Tây nói chung đều cần một số nguyên tắc cho các vấn đề trọng yếu, là tiền đề cho việc luyện tập đạt thành tựu. Trong thư pháp Hán, tán nhiều viết lắm về các nguyên tắc đó gọi là ‘luận’, đúc kết trọng điểm ngắn gọn khúc chiết là ‘yếu lĩnh’, có thể ghi nhớ để thực hành bằng truyền khẩu là ‘khẩu quyết’ v.v…
http://i1269.photobucket.com/albums/jj595/hamzui999/7nguyentacthuphapabc-ducati999hhvn_resize_zpsa6ef3ed1.jpg
Trong quá trình tìm hiểu thư pháp abc (em tự đặt lại cho vui tên thư pháp Tây phương/Latinh), em thấy và khá tâm đắc với 7 nguyên tắc trong luyện tập mỹ tự pháp của bác Louis Madarasz. Em gọi là ‘nguyên tắc’ cho phù hợp với văn hóa thư pháp Tây phương.
Đối chiếu với những ‘yếu lĩnh’ hay ‘luận’ trong thư pháp Hán tự, nội dung ngữ nghĩa về tổng quan là sự tương đồng.
7 nguyên tắc chỉ là chung chung nhưng rất quan trọng, trong đó em thấy nguyên tắc thứ 5 thể hiện sự lưu tâm cần thiết tới đặc trưng của phong cách thư pháp abc - chú trọng độ nghiêng của ký tự (trong khi thư pháp Hán chú trọng trục đứng do sự khác biệt về kết tự và bố cục). Vì là nguyên tắc chung, ‘độ nghiêng’ cần được hiểu rộng và sâu hơn, có thể là góc nghiêng của ký tự (trong kiểu Copperplate, Spencerian, Italic), có thể là góc nghiêng của ngòi bút (trong kiểu Gothic, German text v.v…)
Nguyên văn như sau : Study as much as you practice. Know what you want to execute. Use only the best materials. Keep your pens very clean. Watch your slant carefully. Master one style at a time. Sit up, don’t slouch, and breathe regularly.
Đây là nguyên tác Spencerian style viết bằng dip pen của bác Louis Madarasz.
7 nguyên tắc chung trọng yếu của thư pháp abc này, em dịch tạm và diễn giải một bản tiếng Việt. Tuy nhiên em không viết theo phong cách của bác Madarasz.
Cảm ơn bác ducati999 đã triển bút không thể chê điểm nào. Chơi bút như bác đúng là hoàn hảo tất cả các yếu tố, từ phong cách, nét chữ, nội dung viết cho đến bút, mực, giấy đã tạo nên tác phẩm đúng nghĩa tuyệt hảo … Em xin phép đưa ra Trang nhất cho anh em HHVN thưởng thức và bàn luận nha.
Cảm ơn bác Ducati rất nhiều, bài của bác thật sự khiến em được mở rộng tầm mắt, nhưng cùng 1 thầy giáo mà mỗi trò lại hiểu 1 cách khác nhau, em xin đưa ra cách hiểu của em, bác xem liệu thế này được không ah:
Study as much as you practice.: Học phải đi đôi với hành
Know what you want to execute.: Phải biết được phong cách nào mình muốn theo đuổi
Use only the best materials.: Chỉ dùng những thứ tốt nhất
Keep your pens very clean.: Luôn giữ bút sạch sẽ
Watch your slant carefully.: Quan sát độ nghiêng tinh tế
Master one style at a time.: Chỉ học 1 kiểu chữ trong 1 thời gian
Sit up, don’t slouch, and breathe regularly.: Ngồi xuống, đúng tư thế, và thở đều đặn
P/S: sao dòng 1 chữ Hành theo thấy bị kéo tụt xuống thế Bác:) **
@ Ongnon: theo mình thì câu 1 và 2 đồng ý với bạn, câu 5 và 6 mình theo đại ca Ducati còn câu 7 theo mình là : ngồi thẳng, đừng rũ rượi vá chú ý thở đều.
Bác ongnon](‘http://handheld.vn/members/ongnon.309542/’) hiểu như vậy, về tổng quan em nghĩ cũng không sai. Tuy nhiên vẫn còn một vài điểm, em trình bày theo cách hiểu và kinh nghiệm cá nhân để trao đổi với bác.
Ý này muốn nhấn mạnh việc nghiên cứu lý thuyết. Nghĩa là bạn không nên thực hành nhiều (viết lung tung) mà cần nghiên cứu lý thuyết cũng đủ nhiều để việc thực hành được đúng và hiệu quả. Điều bác muốn nói có vẻ ngược lại. Tất nhiên về mục đích cuối cùng, ‘học đi đôi với hành’ là chuẩn.
Không hẳn là biết phong cách theo đuổi. Hiểu rộng hơn, em cho là cần biết rõ tất cả những gì mình muốn thực hiện (vào một tác phẩm cụ thể), về cả phong cách, bố cục, bút, giấy, mực, nội dung ý nghĩa v.v…
ok
ok
Không chỉ là quan sát mà phải ‘kiểm soát’ mới được. Giống như thư pháp Hán lệch trục dọc là hỏng, thư pháp abc lệch trục ngang và độ nghiêng ký tự không đều cũng là hỏng.
Em thích từ ‘phong cách’ trong ý này hơn là ‘kiểu chữ’.
Vấn đề này thì bác diễn giải dễ hiểu hơn em, tuy nhiên có vẻ không sát ý tác giả lắm.
Nội dung ý nghĩa em thấy cũng ổn. Mời bác ongnon](‘http://handheld.vn/members/ongnon.309542/’) và các bác có hứng thú triển khai các kiểu chữ khác nhau cho anh em được học hỏi ạ.
[size=4]** **[/size]
Master one style at a time.: Chỉ học 1 kiểu chữ trong 1 thời gian
Ý em hiểu cũng như bác. Em cũng hiểu thêm nữa là “Làm chủ một phong cách tại một thời điểm” nghĩa là cố gắng tập cho thuần thục, thậm chí đến mức bậc thầy (master) trước khi chuyển sang tập theo phong cách khác :D.
Vâng, em trót dại viết vài dòng nhưng để trao đổi thì em xin trình bày như sau, các bác xem có hợp lý không ah: Nguyên văn như sau : Study as much as you practice. Know what you want to execute. Use only the best materials. Keep your pens very clean. Watch your slant carefully. Master one style at a time. Sit up, don’t slouch, and breathe regularly.
[LEFT]Do em dân ngại nghĩ nên các từ đều chú ý 1 chút. Với cách dịch yêu cầu Tín, Đạt, Nhã thì cũng cố gắng hết sức. Đầu tiên, em dựa trên nguyên tắc, đó là tiêu đề, đây là nguyên tắc cho những người mới tập chữ để không lầm đường lạc lối và biết mình.[/LEFT]
[LEFT]
Trực nghĩa: Học nhiều như luyện tập. Học: với nghĩa gốc là: Bắt chước, chịu nghe người ta dạy bảo mà bắt chước làm gọi là học ( từ điển Thiểu Chửu ), em chọn nghĩa này vì dành cho người mới học ( nghĩa sau là: Phàm các sự vật gì vì nghiên cứu mà biết tới giường mối ngành ngọn của nó đều gọi là học như học thuật . Em nghĩ dùng nghiên cứu không ổn vì thế* )*. Với từ điển tiếng Việt: 1. Thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại 2. Đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm cho nhớ. Còn tại sao học nhiều như luyện tập thì lý do là cái gì bắt chước thì chưa phải của mình, luyên tập nhiều, trăm hay không bằng tay quen thì phải tự mình thực hành nhiều. Do đó em dịch: học phải đi đôi với hành, với ý nghĩa như trên, và dùng từ " đi đôi " với đúng ý nghĩa của nó ah.[/LEFT]
[LEFT]2.Trực nghĩa: biết những gì bạn muốn Execute. Execute: 1.thực hiện, thi hành, thừa hành, chấp hành 2.thể hiện; biểu diễn (bản nhạc…) 3.(pháp lý) làm thủ tục để cho có giá trị (hiệp ước, giao kèo…) (bằng cách ký vào, đóng dấu vào…) 4.hành hình. Em chọn nghĩa 2. Biết những gì bạn muốn thể hiện / thực hiện ( theo chữ của bác Ducati ). Đối với những người mới học thì không thể biết được những gì họ muốn thể hiện. Lý do diễn giải như sau: 1. Nếu biết được những gì muốn thể hiện / thực hiện, tức là họ đã biết, mà đã biết tức là không phải là người mới học nữa, như thế sai với tiêu đề của đầu bài. 2 Nếu đã không biết gì thì sao biết cách thực hiện được. Do đó, với người mới học, em dịch là: Phải biết phong cách nào mình muốn theo đuổi. Với người mới học, đầu tiên xem qua các loại chữ, cảm thấy mình yêu phong cách nào, thể chữ nào, hãy bắt tay với nó, dĩ nhiên là từ dễ đến khó rồi ah, lý do thì chữ có nhiều thể loại và phong cách, mình cảm thấy ưa cái nào thì tập cái đó. Tập tốt 1 cái thì bắt đầu tập sang những thể còn lại ( cái này logic với nguyên tắc sau, em sẽ nói thêm ). Không ai có thể vừa học mà tập nhiều thể loại và phong cách cùng 1 lúc được. Do đó câu 2 em dịch như thế ah.[/LEFT]
[LEFT]5.Trực nghĩa: Quan sát đường xiên / đường nghiêng của bạn 1 cách cẩn thận. Watch: 1.canh gác; trông nom 2.rình, theo dõi 3.nhìn xem, quan sát, để ý xem 4.chờ. Em dùng từ Quan sát: nhìn, xem xét để thấy, để biết rõ sự vật, hiện tượng nào đó. Quan sát gồm quan và sát: quan là nhìn, sát là kiểm tra. Nhìn và kiểm tra độ nghiêng cẩn thận. Em dùng từ tinh tế chứ không phải từ cẩn thận với lý do: tinh tế chỉ những thứ nhỏ nhặt, khó nhận thấy. Cùng độ nghiêng như nét thế nào, hướng ra sao, chuyển bút và kết cấu phải quan sát kỹ và tinh tế, tìm chỗ nhỏ nhặt nhất để viết cho giống ( bắt chước người ta đã, sau đó mới thành của mình, rồi tạo ra phong cách riêng cho mình, quy luật này, không ai thoát được ). Còn dùng từ như các Ducati là kiểm soát: control, nếu đã kiểm soát được thì đã là bậc lão luyện rồi, không cần phải theo nguyên tắc như tiêu đề đã đặt ra. Đó là lý do em dịch như thế ah.[/LEFT]
[LEFT]6.Trực nghĩa: do master là động từ, nên gồm những nghĩa sau: 1.làm chủ, cai quản, điều khiển, chỉ huy 2.kiềm chế, trấn áp, không chế 3. (nghĩa bóng) khắc phục, vượt qua 4.
trở thành tinh thông, sử dụng thành thạo, nắm vững, quán triệt. Với tư duy như tiêu đề là cho người mới học, em chọn nghĩa 4: tinh thông, thành thạo, nắm vững 1 thể loại/ phong cách trong một thời gian. Không thể dịch là làm chủ được, nếu làm chủ được cũng không cần học nữa. Do đó, lời khuyên này mới hợp logic ở câu trên ( câu 2 ). Khi đã luyện tập đến mức master: tinh thông, thành thạo thì mới chuyển kiểu chữ ( em đồng ý với bác redapple304 ở ý này ). Phong cách thì cao hơn kiểu chữ, do mới học nên chỉ chọn kiểu chữ, viết tốt kiểu chữ thì mới hình thành phong cách. Đó là lý do em dịch như vậy.[/LEFT]
[LEFT]7. Trực nghĩa: don’t slouch: đừng rũ rượi. Nhưng thế này khó hiểu, em dịch không rũ rượi có nghĩa ngồi đúng tư thế, cái nào trái với cái đúng thì tức là chưa đúng, nên sửa, học ta theo cái chuẩn chứ không theo cái không chuẩn. Do cái chuẩn chỉ cos1 mà cái không chuẩn có nhiều nên em dịch như vậy. Breathe regularly: thở thường xuyên. Thường xuyên: đều đặn không ngắt quãng, thở đều ý nói từng quãng thở như nhau, thở tự nhiên, nên em nghĩ không có gì khác với ý của các bác.[/LEFT]
[LEFT]Chỉ vì ngứa tay mà em phải viết dài quá, bác nào đọc mệt, thứ lỗi cho em ah.[/LEFT]
[LEFT] [/LEFT]
[LEFT] [/LEFT]
Bác ongnon lúc nào cũng nhiều chữ nhỉ?
Diễn giải của em ngay từ đầu đã theo hướng không muốn cố tình hướng người xem hiểu đây là các nguyên tắc cho người mới bắt đầu và thực tế nó hoàn toàn không chỉ cho người mới bác ạ.
Ngay như ý 1, ai cũng hiểu ý tương đương với một câu trong tiếng Việt ai cũng biết là ‘Học đi đôi với hành’, phỏng ạ? Ai cũng hiểu thế, bác cũng hiểu như thế và có thể bác sẽ viết như bác hiểu thế, nhưng với em trong trường hợp này thì không ạ! Với lại lý do em diễn đạt, như trong comment trước trả lời bác, là có những người đã ‘hành’ thậm chí ‘hành’ rất nhiều khi chưa có hoặc chưa đủ được ‘học’ (từ theo ý của bác) cho nên em muốn diễn giải theo cách nhấn mạnh yếu tố này.
Về tổng quan, bác sẽ thấy quan điểm hiểu, diễn giải của em là hợp lý và thống nhất các vấn đề nếu nhìn dưới góc độ người đang luyện tập (hành) mà chưa chuẩn về ‘học’. Hy vọng là bác hiểu ý của em.
Em muốn hiểu và diễn đạt (viết) theo ý của em, không dựa hoàn toàn vào sự chính xác của việc chuyển ngữ. Bác có thể hiểu theo cách bác nghĩ, cũng không có vấn đề gì ạ.
Quả thật đọc những lời bình của bạn ongnon mình cũng hơi rối, thôi thì mỗi người có cảm nhận và cách thể hiện riêng, tất cả cũng vì mục đích muốn trao đổi và chia sẻ cùng anh em. Thế nên, theo mình thì diễn đạt sao cho thật đơn giản và dễ hiểu là đạt. Vì vậy, xin mời bạn ongnon triển bút theo cảm nhận của bạn về 7 nguyên tắc trên, xin bạn lưu ý viết hoàn toàn thuần việt nha, bạn mà triển thư pháp Trung Hoa thì anh em cũng chịu …
Không có ý tranh luận nhưng em cũng cần nói thêm một chút cho rõ.
Em có đọc kỹ lại bài phản hồi của bác ongnon và cũng nhận thấy bài viết của em không hề có ý chỉ đến người mới học. Em cho rằng bác ongnon đã hiểu nhầm từ ‘thư pháp abc’ của em là chỉ đến người mới học (trình ở mức ban đầu/ abc) thì phải. Em xin nói lại cho rõ đây là từ em tự đặt cho vui, hàm ý chỉ môn thư pháp viết ký tự a-b-c (alphabet)/ ký tự ngôn ngữ latinh. Chính xác thứ cần nói đến là thư pháp Tây phương (western calligraphy) hay hẹp hơn có thể xét trong khuôn khổ kiểu chữ (Spencerian) mà tác giả (Louis Madarasz) viết (cũng có thể tác giả viết chỉ nhằm minh họa). Em diễn giải theo hướng coi như nguyên tắc áp dụng chung cho Western calligraphy.
Mong rằng em đã diễn đạt đúng ý mình và các bác cũng đã có thể hiểu đúng.
Em nói từ đầu là ngứa tay dịch đại mà tạo ra nhiều cách nhìn.
Em dân ngôn ngữ nên cách em tiếp cận với ngôn ngữ theo quy tắc của dịch thuật. Em phải dài dòng văn tự để các bác có thể hiểu vì sao em dịch như thế. Vì mọi ngôn ngữ đều có độ vênh ( các bác nào dân ngại nghĩ đều biết điều này, phải học qua tiêu chuẩn và quy tắc dịch, em không bàn về điều này ở đây ). Em phân tích cách dịch dựa trên nguyên tắc sau: 1 dịch theo kiểu từ từng 1 2 trong những từ có nhiều cách hiểu thì đưa ra các ý nghĩa của nó 3 dựa trên cả câu để quyết định nghĩa của từ mình dịch 4 chọn từ tiếng việt phù hợp để thể hiện rõ nhất ý của tác giả và cảm nhận bản thân. Do không phải tiếng mẹ đẻ nên như em nói từ đầu, cái cảm ngôn ngữ khác nhau dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, cùng lên lớp nhưng trò tiếp thu không đồng nhất. Nên nếu gây các bác nhức mắt,rối khó hiểu thì đó là do em học chưa đủ sâu, diễn đạt yếu kém, chưa thể dùng những từ ngữ thật đơn giản để nói cho các bác hiểu, mong các bác niệm tình bỏ quá cho ah.
Theo cảm nghĩ cá nhân của em thôi ah, cái này cho người mới học, vì đối với nghệ thuật thì đầu tiên cần công cụ hỗ trợ để cần cảm hứng nhưng sau đó lại phá đi mọi thứ để tạo cho mình con đường riêng.
Ví dụ quy tắc 3: sử dụng những gì tốt nhất, mới đầu học thì thế, đến khi như trình bác Ducati, bút gì giấy gì mà chả được, đều viết được những dòng tài hoa như trên.
Rồi ngồi đúng tư thế, rồi thở đều, tất cả chỉ là những yêu cầu khi mới bước vào tập, còn khi đã tập chuẩn, người ta sẽ hòa bút, mực, giấy cùng hơi thở lúc nào không biết, giống như khi các bác đi xe máy ah, đi xe máy còn để ý đến tay, chân, phanh, vào số, soi gương chỉ dành cho bọn mới tập, còn khi đã đi quen có bác nào để ý mình phải vào số thế nào, rẽ, bấm còi ra sao không ah, hay là các bác và xe là 1.
Cho nên nội dung của nó dành cho người mới học, cũng như bác Ducati biết tiếng trung, khi viết chữ có quy tắc viết tiếng trung, nhưng khi đã học lâu, khi bác viết còn phải nhớ những quy tắc đó không, hay là nó trở thành tự nhiên mất rồi, viết mà không cần phải nhớ gì cả.
Còn như triển thư pháp latin, cho em nợ. Nếu bản thân em chưa thấy ưng thì quyết không khinh xuất đưa ra. Khi thế là không tôn trọng người xem và dễ dãi với bản thân. Với em thì em không dễ dãi với bản thân nên chưa viết để các bác chỉ giáo. Hẹn các bác 1 thời gian nữa ah.
Cũng chỉ là thiển ý của em, được các bác chỉ giáo, em được học hỏi rất nhiều.
Em viết dài, viết dai, viết dại, các bác đại xá.
Coi chữ, và bình chữ, bình luôn cả nội dung trong bài:D. Tôi chỉ bình mấy câu tiếng anh hiểu 1 cách đơn giản với số chung người đi học anh văn là thế này:
Học đi đôi với hành (Văn ôn võ luyện)
—>Nghiên cứu và thực hành nó
Biết những gì bạn muốn làm (Xác định mục tiêu)
—> Phải biết mình sẽ viết như thế nào, ra sao, làm gì để cho “chuẩn” cho đẹp. Ví dụ hôm nay định viết thư tình, ai lại đi viết bằng mực màu xám, sử dụng giấy photocopy:D
Sử dụng những “đồ chơi” tốt nhất (Điều kiện để thực hiện)
Mực xịn, bút xịn, chẳng lẽ giấy dỏm. Điều kiện này để đảm bảo cho tâm lý thoải mái, bởi vì đâu có mấy ai hài lòng với những gì mình đang có. Ví dụ có Lamy Studio viết cũng ngon, nhưng nghe đồn Lamy 2000 ngon hơn thì lại thấy “áy náy”, ko thoải mái thì sao mà viết đẹp được.
Giữ bút sạch sẽ đẹp đẽ (Ý thức bảo quản tài sản)
—> Bút nhìn dơ bẩn, trầy xướt là hết muốn viết rồi
Chăm chú theo dõi độ nghiêng (Tập trung tư tưởng)
—> tập trung tối đa khi viết. Ví dụ: bỗng dưng thấy em út nào alo 1 phát, mất hết tập trung, viết chệch là mất “chuẩn” mất đẹp rồi
Nên thuần thục 1 “xì tai” trước khi qua cái khác (Ý chí bền bỉ, kiên cường)
—>Nhất nghệ tinh nhất thân vinh, ko cần phải bàn cãi. Ví dụ như đang thi triển công lực luyện italic được nửa đường—> chán, nhảy sang trường phái Gothic, chỉ có tẩu hỏa nhập ma như võ công kiếm hiệp.
Đơn giản thế thôi mà các bác tranh luận tiếng nước ngoài làm chi cho mệt:D.
Cảm ơn bác Hijack, đơn giản như bác thật không dễ chút nào. Học không phải càng ngày càng phức tạp đi, mà phải là càng ngày càng gọt bớt, gọt cho thật đơn giản như bác Hijack đây thật là đáng nể. Bác dịch và lấy ví dụ dễ hiểu, vừa đúng lại hài hước, rất dễ nhập tâm, đạt được thế thật không đơn giản. Ví dụ như bác Lão Ngố có ham thích quyền anh ( em lấy bác ra làm ví dụ bác đừng giận ah :rolleyes:) , mới đầu còn có thể thích hoa mỹ, nhiều đòn, sau chỉ cần 1 đòn mà đủ, hơn là nhiều đòn mà vô ích. Càng học càng phải bỏ đi những thứ rườm rà thì mới là thực học.
Như bác Hijack mà nói " 5) Chăm chú theo dõi độ nghiêng (Tập trung tư tưởng)
—> tập trung tối đa khi viết. Ví dụ: bỗng dưng thấy em út nào alo 1 phát, mất hết tập trung, viết chệch là mất “chuẩn” mất đẹp rồi"
Em đề nghị bác Ducati tập trung hơn khi viết , không nên để phân tâm hihi:D ( có khi đang viết gái gọi cũng nên ).
Vâng quan điểm của các bác em đều cố gắng để hiểu và cũng hiểu cả. Sự đúng trong cách diễn dịch của các bác đáng tiếc lại không cùng quan điểm trong suy nghĩ và góc nhìn của em (để diễn giải và viết bản tiếng Việt). Study as much as you practice - để diễn dịch và hiểu thì em cũng biết là ‘Học đi đôi với hành’ nhưng các bác có thể viết thế, em thì không ạ. Quan điểm của em, mong các bác cố gắng hiểu cho.
Em nghĩ rằng, học là quá trình bắt chước và tự nhận thức, học để hành, và hành là để thể hiện cái được học, cái hiểu biết, cái quan niệm của mình, ví dụ như bác Ducati chỉ cần viết chữ tiếng Trung và latin là em đại khái biết về cái đẹp của bác :p. Viết cũng giống vẽ tranh, cũng giống soạn nhạc và các môn nghệ thuật khác cầm, kỳ, thi, họa…, là tiếng nói của nội tâm, mình thế nào thì biểu hiện sẽ thế, nếu khác mình sẽ có phản ứng lại ngay tức khắc.
Mong bác Ducati cứ triển thần bút thật nhiều để em có cơ hội chiêm ngưỡng và học hỏi ah. Còn nhận thức cũng không cần câu nệ ah, miễn sao cùng 1 cách nhìn là được, diễn đạt khác nhau có sao đâu:) .
hihi, tôi đồng quan điểm với bác mừ. Tôi ghi chữ “nghiên cứu” trước vì ko tham khảo, ko có định hướng thì chẳng biết bắt đầu từ mô. Chuẩn bị tốt thì mới chiến đấu được:D
bạn cứ quá khen, tôi chỉ hiểu theo cách bình dân nhất thôi chứ level english hay dịch thuật gì gì ấy thì chỉ dám đứng hóng chuyện cho vui chứ ko dám bon chen gì ah:D.